
-
Nguy kịch vì tự uống paracetamol quá liều
-
Hàng giả y tế tràn lan, xử phạt hành chính là chưa đủ
-
Bộ Y tế phối hợp Bộ Công an, địa phương chống hàng giả
-
Chuẩn bị hợp nhất hệ thống y tế "siêu đô thị" gần 14 triệu dân
-
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn -
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch
![]() |
Đến thời điểm hiện tại Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp đông máu sau tiêm vắc xin AstraZenec như châu Âu. |
Báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng cho biết, trong ngày 14/3, chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã ghi nhận hai trường hợp phản ứng nặng, trong đó một trường hợp có dấu hiệu chóng mặt, bồn chồn, khó chịu xuất hiện trong vòng 30 phút sau tiêm.
Trường hợp thứ hai được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 với dấu hiệu ban đầu sốt, rét run kèm theo co quắp, tê bì tay xuất hiện tám giờ sau tiêm. Cả hai trường hợp này được phát hiện và xử lý kịp thời theo đúng quy định, hiện tại sức khoẻ đã ổn định.
Trước lo lắng của người dân về các ca phản ứng sau tiêm vắc xin AstraZeneca, theo GS. TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các trường hợp phản ứng chủ yếu là sốt cao, tăng huyết áp đã được xử lý kịp thời, tình trạng sức khỏe tốt. Tín hiệu đáng mừng là tới nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp đông máu như châu Âu.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tỷ lệ 26% người tiêm vắc xin AstraZeneca có phản ứng thông thường và 0,7% phản ứng nặng (kẹt huyết áp, phù mạch tại vị trí tiêm, khó thở, nổi mề đay) liệu có bất thường và cao hơn các nước khác, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương khẳng định, nhìn chung tỷ lệ phản ứng của Việt Nam nằm trong giới hạn khuyến cáo của nhà sản xuất, của WHO và các cơ quan khác có trách nhiệm trong đánh giá an toàn, hiệu quả của vắc xin.
“Trong tiêm chủng, khi xuất hiện các phản ứng nặng sau tiêm, Bộ Y tế sẽ có đánh giá, theo dõi để đưa ra kết luận về nguyên nhân”, lãnh đạo Viện Vệ sinh, dịch tễ Trung ương cho biết thêm.
Với việc nhiều nước châu Âu đã tạm ngừng tiêm vắc xin AstraZeneca, GS. Đặng Đức Anh trấn an dư luận và cho rằng, Cơ quan Dược phẩm châu Âu khẳng định hiện chưa có bằng chứng về mối liên quan giữa vắc xin và những phản ứng phụ nghiêm trọng gặp phải khi tiêm, đặc biệt là hiện tượng đông máu.
Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo các quốc gia cần tiếp tục theo dõi, đánh giá căn nguyên và không nên tạm ngưng mà tiếp tục sử dụng vắc xin.
“Tổ chức Y tế thế giới và các đơn vị khác có những khuyến cáo chúng ta nên cân nhắc lợi ích của tiêm vắc xin và nguy cơ dịch bệnh. Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai tiêm vắc xin AstraZeneca, đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ phản ứng sau tiêm để đánh giá tính an toàn của vắc xin và bảo đảm an toàn cho người tiêm vắc xin”, GS. Đặng Đức Anh khẳng định.
Liên quan đến sốc phản vệ sau tiêm AstraZeneca, theo lãnh đạo Bộ Y tế, cơ quan này đã đề nghị các địa phương có trường hợp sốc phản vệ sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để đánh giá sau tiêm. Các địa phương có trường hợp có phản ứng cần báo cáo, điều tra và có thông tin sớm nhất tới các cơ quan truyền thông.

-
Chuẩn bị hợp nhất hệ thống y tế "siêu đô thị" gần 14 triệu dân -
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn -
Covid-19 tái xuất tại một số địa phương, ngành y tế siết chặt phòng dịch -
Sở Y tế TP.HCM yêu cầu chủ động ứng phó dịch Covid-19 -
Ngành Y tế ra quân tháng cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả -
Tin mới y tế ngày 22/5: Thành công ca ghép xương vi phẫu cho trẻ mắc dị tật hiếm -
Covid-19 đã được xếp vào nhóm B, người mắc bệnh có cần cách ly y tế?
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số