-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ
Phiên nhận diện các lĩnh vực bứt phá tại Diễn đàn M&A 2019. Ảnh: Lê Toàn |
Cơ hội rộng mở
Có một câu hỏi luôn được đặt ra tại mỗi kỳ Diễn đàn M&A, đó là tới đây, thị trường M&A Việt Nam sẽ tạo bước đột phá trong những lĩnh vực nào. Tại Diễn đàn M&A Việt Nam 2019, câu hỏi tương tự cũng đã được đặt ra, rằng mỗi diễn giả sẽ chỉ ra 3 lĩnh vực được cho là sẽ tạo sự đột phá cho thị trường M&A trong thời gian tới.
Câu trả lời, có lẽ không giống nhiều kỳ Diễn đàn M&A trước, là tập trung nhiều hơn vào các lĩnh vực truyền thống như bán lẻ, bất động sản, tài chính - ngân hàng, mà đã mở rộng sang rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Tất nhiên, với những người như ông Richard Leech, Giám đốc cấp cao, Công ty Bất động sản Alpha King, dễ hiểu vì sao mối quan tâm của ông sẽ là bất động sản, bán lẻ, các tòa nhà thương mại. Nhưng với ông Dennis Ng Teck Yow, Phó tổng giám đốc Công ty Gamuda Land Việt Nam, thì ngoài 3 lĩnh vực kể trên, không gian làm việc chung, các lĩnh vực giải trí cũng có thể tạo sự bứt phá.
Ngay cả ngân hàng, y tế, kết cấu hạ tầng cũng đã được ông Lê Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Vietcombank “điểm danh”. Còn ông Nirukt Sapru, Tổng giám đốc Việt Nam và nhóm 5 nước ASEAN và Nam Á (Ngân hàng Standard Chartered) thì nhắc đến những lĩnh vực liên quan đến phát triển sạch, bền vững và lĩnh vực dịch vụ. Các diễn giả khác đã nhắc đến viễn thông, công nghiệp, logistics, lữ hành…
Một cách khá rõ ràng, danh mục các ngành, lĩnh vực nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài đã không chỉ bó hẹp như trước, mà ngày càng mở rộng, đa dạng hơn và hướng đến ngày càng nhiều ngành kinh tế của Việt Nam. Thậm chí, ông Andy Ho, Giám đốc Đầu tư của VinaCapital còn khẳng định, VinaCapital quan tâm “tất cả các lĩnh vực thúc đẩy bức tranh kinh tế vĩ mô Việt Nam phát triển”.
Trong khi đó, ông Andrew D. Kim, Giám đốc phát triển Trung tâm M&A toàn cầu, Cơ quan Xúc tiến đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) lại chia sẻ rằng, trong khi mối quan tâm của các nhà đầu tư Hàn Quốc tại châu Á tập trung chủ yếu vào bất động sản và tài chính, thì tại Việt Nam, “khẩu vị” của nhà đầu tư Hàn Quốc thú vị và đa dạng hơn.
“Ở thị trường Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc thích đầu tư vào các ngành công nghiệp, chế biến, chế tạo và ngày càng đa dạng hơn, mở rộng sang bất động sản, dịch vụ. Các lĩnh vực như hạ tầng, tiện ích điện, nước cũng được quan tâm. Sau lĩnh vực sản xuất, thì gần đây, các nhà đầu tư Hàn Quốc đã bắt đầu dịch chuyển sang các lĩnh vực ngân hàng - tài chính, bán lẻ, tiêu dùng…”, ông Andrew D.Kim nói.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Luis Garcia, Giám đốc vận hành Quỹ Kusto tại Việt Nam cũng cho biết, ngoài các lĩnh vực xây dựng và bất động sản như lâu nay, khiến Kusto đã “rút hầu bao” tới 750 triệu USD để đầu tư, thì tới đây, Quỹ sẽ mở rộng danh mục đầu tư sang các lĩnh vực khác, chẳng hạn, logistics, bán lẻ, chăm sóc sức khỏe và cả thực phẩm, công nghệ…
Danh mục đầu tư càng mở rộng, thì thị trường M&A Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để bứt phá.
Thay đổi để bứt phá
Không phải ngẫu nhiên mà Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 lại chọn chủ đề là “Thay đổi để bứt phá”. Cơ hội thì có nhiều, nhưng để thị trường thực sự bứt phá thì không thể không có sự chuyển dịch về chính sách, thậm chí cả sự thay đổi trong cách tiếp cận, đàm phán các thương vụ M&A.
Ví như với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, từ hơn 10 năm nay, khi Diễn đàn M&A bắt đầu được tổ chức vào năm 2009, câu chuyện này đã được nhắc tới. Nhưng cho tới nay, đã có bao nhiêu thương vụ lớn được thực hiện xuất phát từ việc cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước? Câu trả lời là không quá nhiều và nguyên nhân xuất phát từ tiến trình cổ phần hóa còn chậm trễ.
Ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương
“Đúng là tiến trình cổ phần hóa chững lại, nhưng quan điểm của chúng tôi là sẽ đẩy nhanh tiến độ. Hiện tại, chúng tôi đang trong quá trình hoàn thiện một số cơ chế pháp lý, làm rõ hơn các vấn đề như giá trị doanh nghiệp, thông lệ thị trường… để thúc đẩy quá trình này”, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp nói.
Không chỉ đẩy mạnh cổ phần hóa, theo thông tin từ ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tới đây, Luật Chứng khoán sửa đổi sẽ đưa ra yêu cầu gắn IPO với việc niêm yết trên thị trường chứng khoán, tránh tình trạng nhiều doanh nghiệp thời gian qua IPO 1-2 năm vẫn chưa niêm yết. Làm được như vậy, thị trường M&A Việt Nam sẽ có thêm nhiều mặt hàng mới.
Trong khi đó, ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) lại nhấn mạnh đến những sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp, giúp thị trường M&A bứt phá. Chẳng hạn, tập trung nhiều hơn vào các quy định bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; hay các yêu cầu về minh bạch hóa thông tin với các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ vốn từ 50% trở lên, chứ không chỉ là 100% vốn nhà nước; rồi coi các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo như nhà đầu tư trong nước, chứ không phải nhà đầu tư nước ngoài; xây dựng danh mục loại trừ những ngành nghề kinh doanh mà hạn chế với nhà đầu tư nước ngoài…
“Còn vấn đề nữa phải giải quyết, đó là Chính phủ cần quan tâm đến các vấn đề về quyền sử dụng đất để có giải pháp. Nếu không việc này sẽ kéo thị trường xuống và ảnh hưởng rất nhiều đến nhà đầu tư nước ngoài. Sự thay đổi phải mang tính hệ thống. Chuyện này phải giải quyết xong trước khi chúng ta thực hiện làn sóng M&A mới”, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Công ty JLL Việt Nam khuyến nghị.
Trong khi đó, ông Andy Ho nhấn mạnh việc chọn nhà tư vấn chính xác cho các thương vụ M&A, còn ông Samir Dixit, Giám đốc điều hành Brand Finance châu Á - Thái Bình Dương, nhấn mạnh chuyện xác định giá trị thương hiệu khi M&A, bởi đây là yếu tố mang tính chiến lược.
-
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"