-
Sáu ngân hàng sẽ hỗ trợ khách vay mua nhà tại Caraworld -
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD -
VPBank kiến tạo thịnh vượng từ khơi dậy tiềm năng sáng tạo cho thế hệ trẻ -
Hành trình sở hữu xe ô tô với lãi suất vay ưu đãi từ 6,75% tại Eximbank -
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng
SHB sẽ thực hiện bầu HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2022 - 2026. |
Lựa chọn một trong hai
Ngân hàng SHB đã chốt lịch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 vào tháng 4 tới tại Hà Nội. Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự đại hội là ngày 15/3, ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là ngày 14/3/2022.
Các tài liệu chưa được công bố, nhưng tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông lần này, SHB sẽ thực hiện bầu HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ mới 2022 - 2026. Hiện ông Đỗ Quang Hiển là Chủ tịch HĐQT SHB, cũng là Chủ tịch Tập đoàn T&T, nên theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi, ông sẽ phải đưa ra quyết định chọn chiếc ghế này tại một trong 2 nơi.
SHB hiện có 7 thành viên HĐQT gồm ông Đỗ Quang Hiển, ông Võ Đức Tiến, ông Nguyễn Văn Lê, ông Thái Quốc Minh, ông Phạm Công Đoàn, bà Nguyễn Thị Hoạt và ông Trịnh Thanh Hải. Ba thành viên Ban Kiểm soát gồm ông Phạm Hòa Bình, bà Lê Thanh Cẩm và bà Phạm Thị Bích Hồng.
HĐQT Ngân hàng HDBank cũng vừa có thông báo đến cổ đông về tiêu chuẩn, điều kiện ứng cử, đề cử bầu thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022-2027. Theo đó, HĐQT nhiệm kỳ mới của HDBank gồm 9 thành viên, trong đó có 2 thành viên HĐQT độc lập. Điều đáng tâm là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng HDBank - bà Lê Thị Băng Tâm cũng đang kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Công ty Vinamilk, nên khả năng trong kỳ đại hội lần này, bà Tâm sẽ phải đưa ra lựa chọn.
Khoản 4, Điều 34, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã quy định rất rõ về những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ như sau: “Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng không được đồng thời là chủ tịch, thành viên HĐQT; chủ tịch, thành viên HĐTV; Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó tổng giám đốc (Phó giám đốc) hoặc các chức danh tương đương của doanh nghiệp khác”.
Ngay khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi có hiệu lực từ ngày 15/1/2018, hàng loạt “ông lớn” đã phải đưa ra lựa chọn của mình.
Áp lực “ghế nóng”
HĐQT Sacombank đã có thông báo đến cổ đông về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền đề cử ứng viên dự kiến bầu làm thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2022 - 2026 trong kỳ họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 20/1/2022 và ngày đăng ký cuối cùng tham dự cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 của Sacombank là ngày 21/1/2022.
Hiện Sacombank có 7 thành viên HĐQT gồm ông Dương Công Minh (Chủ tịch HĐQT), ông Phạm Văn Phong, ông Nguyễn Miên Tuấn, ông Nguyễn Xuân Vũ, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm (kiêm Tổng giám đốc), bà Lê Thị Hoa và ông Nguyễn Văn Huynh là hai thành viên độc lập. 4 thành viên Ban Kiểm soát gồm ông Trần Minh Triết, bà Nguyễn Thị Thanh Mai, ông Hà Tôn Trung Hạnh, ông Lê Văn Tòng.
Một vấn đề nóng được cổ đông, nhà đầu tư quan tâm trước thềm Đại hội đồng cổ đông Sacombank là khả năng Ngân hàng sẽ bán 32,5% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài sau hoàn tất tái cơ cấu trong năm 2022. Việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài của Sacombank phải được sự đồng ý của Chính phủ và đại diện của số cổ phần này là Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).
Theo ông Dương Công Minh, Sacombank đang xin cơ chế để mua lại 32,5% vốn cổ phần mà VAMC đang quản lý. Sau khi tất toán trái phiếu đặc biệt VAMC, thì Ngân hàng sẽ đưa về để bán đấu giá.
Trong khi đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 2 của Eximbank đã được tổ chức thành công ngày 15/2. Theo đó, “ghế nóng” Chủ tịch Ngân hàng được đề cử cho bà Lương Cẩm Tú. Trong 5 năm ở Eximbank, bà Lương Cẩm Tú nhận được sự ủng hộ của đa số các cổ đông và cán bộ nhân viên Ngân hàng. Tháng 3/2019, bà được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Lê Minh Quốc. Với vai trò là thành viên HĐQT, lại là thành viên nữ duy nhất, bà Tú được đánh giá là người có vai trò trung hòa trong các mối quan hệ giữa các nhóm cổ đông ở Eximbank.
Thế nhưng, câu chuyện ở Eximbank đang nằm trong tay liên minh nhóm cổ đông nào vẫn là điều được thị trường, giới đầu tư quan tâm. Có thông tin cho rằng, nhóm cổ đông lớn phía sau Eximbank là doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản có tầm ở phía Nam, nhưng cũng là một ngân hàng khác có quy mô nhỏ, song đã chịu sự chi phối trước đó.
-
Thúc đẩy ngân hàng thực thi ESG: Ngoài cơ chế khuyến khích cần thêm chế tài bắt buộc -
Tín dụng xanh tại Agribank: Khoản vay lâm nghiệp bền vững đứng đầu về lượng khách hàng -
Eximbank khẳng định không nhận được quyết định thanh tra hoạt động cấp tín dụng -
Phó thống đốc Đào Minh Tú: Thực hành ESG là vấn đề nóng và cấp bách -
Hơn 22% dư nợ tín dụng đã được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội -
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024 -
Các ngân hàng đóng vai trò mắt xích quan trọng trong thực thi ESG
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"