-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Hàng Việt bao phủ chuỗi bán lẻ nội địa
Mũi nhọn tỷ USD từ gạo và rau quả
Năm 2023 là năm chứng kiến nhiều ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sụt giảm mạnh, như dệt may, da giày… Nhưng giữa bức tranh chung đó, nổi bật lên điểm sáng từ ngành nông nghiệp, cụ thể là hoạt động xuất khẩu nông sản.
Số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong năm 2023, bất chấp những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn đạt trên 53,1 tỷ USD, khiến thặng dư thương mại toàn ngành đạt trên 12,07 tỷ USD (cao nhất trong những năm gần đây và chiếm trên 42,5% xuất siêu cả nước).
Nhiều mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 3 tỷ USD, như hàng rau quả đạt 5,69 tỷ USD, tăng 69,2%; gạo 4,78 tỷ USD, tăng 38,4%; hạt điều 3,63 tỷ USD, tăng 17,6%; cà phê 4,18 tỷ USD, tăng 3,1%; tôm 3,38 tỷ USD, giảm 21,7%...
Dù diện tích trồng lúa giảm, nhưng nhờ đưa vào sản xuất các giống lúa mới, cùng kỹ thuật canh tác hiện đại, Việt Nam vẫn ghi nhận năng suất lúa tăng lên, từ 4,88 tấn/ha năm 2008 lên 6,07 tấn/ha năm 2023; đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như góp phần đảm bảo lương thực cho thế giới. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng liên tục lập đỉnh, lên mức hơn 650 USD/tấn và nhiều thời điểm giữ mức cao nhất thế giới, vượt qua cả Thái Lan. Trên bình diện quốc tế, tháng 11/2023, gạo Việt Nam được Hội nghị Thượng đỉnh lúa gạo toàn cầu công nhận là gạo ngon nhất thế giới.
Với ngành hàng rau quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, chưa năm nào xuất khẩu rau quả đạt kết quả tốt như năm nay. Trong đó, riêng xuất khẩu sầu riêng năm 2023 thu về 2,25 tỷ USD, tăng mạnh so với năm 2022.
Theo ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2023 là năm ngành nông nghiệp thành công trong kích hoạt tư duy kinh tế và tư duy thị trường, với sự hình thành mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Nhiều mô hình mới xuất hiện, hướng tới xu hướng nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp xanh...
“Sự thành công trong xuất khẩu nông sản đã chứng minh rằng, nông dân và ngành nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được những thị trường khắt khe nhất. Chẳng hạn gạo Việt Nam được đưa vào thị trường Nhật Bản, EU…”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhận định.
Theo các chuyên gia, sự bứt phá ngoạn mục trong xuất khẩu nông sản đến từ chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt, góp phần tăng sức cạnh tranh của nông sản Việt trên thị trường thế giới. Bên cạnh đó, nhờ thực hiện tốt các quy định về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật (SPS), Việt Nam đã khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới để mở rộng thị phần xuất khẩu nông sản trên toàn cầu.
Chẳng hạn, với Trung Quốc nhờ tận dụng hiệu quả Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) cũng như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), 14 loại nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc, gồm thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, thạch đen, chanh dây, sầu riêng, khoai lang và yến sào.
Đa dạng hóa thị trường - Chìa khóa của xuất khẩu nông sản năm 2024
Nối tiếp thành công, 2024 được dự đoán là năm có nhiều cơ hội và dư địa cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Ngay trong những tháng gần đây, nhiều mặt hàng nông sản trên thế giới đối diện với tình trạng thiếu hụt nguồn cung, như gạo, cà phê, hồ tiêu…, tạo cơ hội cho các quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, như Việt Nam.
Tuy nhiên, tùy theo từng thị trường, Việt Nam sẽ có chiến lược thúc đẩy mở cửa với những loại sản phẩm khác nhau. Ví dụ, với thị trường Trung Quốc, Việt Nam đang tích cực đàm phán để xuất khẩu dừa tươi, sầu riêng đông lạnh, các loại trái cây có múi... Hay với thị trường Isarel, sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) được ký kết trong năm 2023, nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới như thanh long, nhãn, vải, xoài… sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường này.
“Thị trường ngày càng khắc nghiệt hơn và chúng ta không chỉ mở cửa thị trường, mà cần hiểu được đặc điểm của từng thị trường. Có những nông sản tiêu thụ sang Trung Quốc được, song không tiêu thụ được ở châu Âu. Hay có nông sản bán được ở Mỹ, nhưng không bán được ở châu Âu... Do đó, quan trọng khi mở cửa thị trường là phải chuyển vùng nguyên liệu sản xuất cho nông dân và trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là gắn tiêu chuẩn của thị trường xuống vùng nguyên liệu”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định.
Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết 16 hiệp định thương mại tự do với các thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tạo điều kiện để nông sản Việt tiếp cận thị trường nước ngoài với mức thuế suất hấp dẫn. Như vậy, câu chuyện còn lại chỉ là tiến hành đàm phán dựa trên các nhóm hiệp định đã ký kết, để nông sản Việt Nam có thể chính thức tiếp cận các thị trường quốc tế.
Từ góc độ hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, ông Ngô Xuân Nam, Phó giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, bên cạnh vấn đề thấu hiểu nhu cầu thị trường, nông sản Việt Nam cũng cần tuân thủ luật chơi quốc tế, tức các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật. Hàng tháng, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được khoảng 100 thông báo, dự thảo về thay đổi các biện pháp SPS từ các nước với nội dung về thay đổi mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, đối tượng kiểm dịch, quy định vật liệu tiếp xúc với sản phẩm… Đây là khối lượng văn bản rất lớn, đòi hỏi người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu liên quan phải cập nhật liên tục để thích ứng.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần chú trọng việc xây dựng và bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên trường quốc tế, bởi hiếm có quốc gia nhiệt đới nào sở hữu đa dạng sinh học phong phú như Việt Nam, cũng như có sự gắn kết giữa các sản phẩm nông sản với lịch sử truyền thống và văn hóa dân tộc.
“Con đường xuất khẩu nông sản bền vững là vừa từng bước gây dựng thương hiệu, vừa nâng cao chất lượng, vừa đáp ứng đúng thị hiếu của người tiêu dùng”, đại diện Văn phòng SPS Việt Nam khẳng định.
-
Thêm nhiều mặt hàng mới thông quan qua Cửa khẩu Bắc Luân II - Móng Cái -
Giá xăng E5 RON 92 và xăng RON 95-III cùng giảm nhẹ -
Xuất nhập khẩu đến ngày 15/11/2024 cán mốc 681,4 tỷ USD, bằng cả năm 2023 -
Thêm một nguồn cung cấp DAP chất lượng cao, cung ứng ổn định cho nông dân Việt Nam -
Ajinomoto Việt Nam ra mắt hạt nêm Aji-ngon Heo Giảm Muối, giúp món ăn giảm mặn vẫn ngon -
Dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD trong năm 2025 -
Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp Việt tăng thêm 34 tỷ USD
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025