Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 25 tháng 04 năm 2024,
Muốn kiểm soát nợ xấu phải đẩy mạnh sáp nhập ngân hàng yếu
Vân Linh - 29/01/2015 07:49
 
Để đạt mục tiêu kiểm soát nợ xấu 3% trong năm 2015, TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia cho rằng, phải đẩy mạnh tái cấu trúc, sáp nhập ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn, hoặc hợp nhất ngân hàng nhỏ lại với nhau.
TIN LIÊN QUAN
TIN LIÊN QUAN
Phó Thống đốc: Hoàn thành kế hoạch M&A trước tháng 6/2015
"Ôm" ngân hàng nhỏ, nhà băng lợi lớn?
BIDV sẽ sáp nhập Ngân hàng MHB?
VietinBank sáp nhập OceanBank?

Thưa ông, mục tiêu kiểm soát nợ xấu 30% đến cuối năm 2015 liệu có khả thi?

Đây là mục tiêu cần thiết, không chỉ với việc xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng, mà còn rất quan trọng đối với nền kinh tế. Nếu nợ xấu được kiểm soát xuống mức thấp, thì việc khơi thông dòng chảy tín dụng sẽ tốt hơn. Mục tiêu kiểm soát nợ xấu đến cuối năm 2015 xuống 3% như Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra gắn với việc tái cấu trúc ngành ngân hàng năm 2015, tạo sự phát triển bền vững cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia
TS. Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia

Điều đó có nghĩa rằng, quá trình giải quyết nợ xấu gắn liền với việc tái cấu trúc hệ thống các ngân hàng thương mại. Trong quá trình tái cấu trúc có một mục tiêu mà lâu nay chúng ta vẫn đề cập là thu hẹp bớt ngân hàng thương mại quy mô nhỏ, hoạt động yếu kém và nợ xấu tăng cao để tạo ra những ngân hàng quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh cao trong hội nhập khu vực.

Đó chính là lý do mà ngành ngân hàng quyết liệt trong việc sáp nhập gần đây?

Vấn đề này cũng liên quan đến động thái của NHNN trong chủ trương tái cấu trúc ngành năm 2015. Điều này được NHNN đặt ra trong thời gian gần đây khi nhấn mạnh vấn đề không chỉ sáp nhập tự nguyện, mà còn tính đến chuyện can thiệp bắt buộc để lành mạnh hệ thống. Vì thế, sẽ có ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ phải sáp nhập vào ngân hàng có quy mô lớn hơn. Trong đó, hướng đến các ngân hàng cổ phần lớn có sự chi phối của NHNN đã được cổ phần hóa và niêm yết sẽ sáp nhập thêm 1 ngân hàng thương mại nhỏ khác, nhằm tạo sự minh bạch và ngày một lớn mạnh hơn. Một khi sáp nhập các ngân hàng nhỏ vào ngân hàng lớn, thì nợ xấu sẽ được giãn ra. Đặc biệt, với những ngân hàng nhỏ cho vay bất động sản nhiều trước đây và đang vướng vào nợ xấu, thì sau sáp nhập, nợ xấu sẽ được kéo giãn.

Sau sáp nhập, liệu nợ xấu có dễ kiểm soát đúng mục tiêu mà ngành đưa ra, thưa ông?

Một ngân hàng quy mô nhỏ có tỷ lệ dư nợ tín dụng vài chục ngàn tỷ đồng, nếu nợ xấu trên 3% vào khoảng 10.000 tỷ đồng, nếu để tự xử lý và kéo xuống sẽ rất khó. Nhưng nếu sáp nhập vào một ngân hàng lớn, quy mô dư nợ cho vay tín dụng 400.000 - 500.000 tỷ đồng, thì rõ ràng, tỷ lệ nợ xấu sẽ không còn là bao nhiêu.

Vì vậy, nếu đẩy mạnh quá trình hợp nhất, sáp nhập trong năm 2015, thì việc đạt được mục tiêu kiểm soát nợ xấu của ngành ngân hàng đến cuối năm 2015 là khả thi.

Yếu tố thị trường sẽ ảnh hưởng thế nào đến quá trình xử lý nợ năm 2015?

Ngoài việc đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất để kéo giãn nợ xấu, thì yếu tố thị trường, mà cụ thể là sức mua, cũng ảnh hưởng đáng kể đến quá trình xử lý nợ xấu.

Việc xử lý nợ xấu còn tùy thuộc ở hai điểm nằm ngoài khả năng của NHNN. Thứ nhất là sự hục hồi của thị trường tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng, nhất là doanh nghiệp. Thứ hai là sự ấm lên của thị trường bất động sản, tạo thanh khoản tốt, giúp việc xử lý nợ xấu nhanh hơn.

Theo ông, điểm khó nhất trong xử lý nợ xấu là gì và giải pháp khắc phục ra sao?

Một vấn đề khác trong xử lý nợ xấu mà thời gian qua các ngân hàng thương mại không có hướng ra là phát mãi tài sản. Nhưng điều này đã được Chính phủ ra nghị quyết phải sớm giải quyết tắc nghẽn trong việc xử lý các thủ tục hành chính phát mãi tài sản đảm bảo, nhằm tăng quyền của chủ nợ có thể giải quyết nhanh hơn so với sự trì trệ trong phát mãi.

Điểm mấu chốt hiện nay là tập trung xử lý vấn đề này, để tạo thanh khoản cho thị trường bất động sản. Bất động sản ấm lên, từ đó việc xử lý tài sản đảm bảo cũng sẽ được nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình giải quyết bài toán nợ xấu.

VAMC được kỳ vọng thế nào trong việc giải quyết đầu ra nợ xấu năm 2015?

VAMC được kỳ vọng ở hai việc. Thứ nhất, Chính phủ xem xét tăng thêm vốn cho VAMC từ mức 500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, nhằm gia tăng nguồn lực, tiềm lực tài chính cho VAMC trong việc làm sạch sổ sách cho các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, VAMC xử lý cơ chế bán lại tài sản đang có trong thị trường nội địa để xử lý được nguồn tài sản sau khi mua lại nợ xấu từ các ngân hàng và để có thể mua tiếp nợ xấu mới. Vấn đề này tôi đã đề xuất cách đây hơn nửa năm khi Việt Nam chưa hình thành được thị trường mua - bán nợ nhằm thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Vì thế, việc VAMC xem xét bán lại tài sản đang có là cần thiết, kể cả bán lỗ để có thể giải quyết được nợ xấu. Mặt khác, việc bán lỗ, bán tháo tài sản không thiệt cho VAMC, mà phần này thuộc về các ngân hàng.

Vietcombank sẽ nhận sáp nhập một số tổ chức tín dụng

() Ngày 26/12/2014, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank (mã chứng khoán VCB, sàn HOSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2014.

Ráo riết M&A để thoát án sở hữu chéo

() Nhiều ngân hàng đang rậm rịch mua bán để thoát “án” sở hữu chéo trước thềm quy định mới của Thông tư 36/2014/TT-NHNN, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 2/2015.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư