Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 29 tháng 03 năm 2024,
Muốn tăng tốc, bứt phá, nông nghiệp phải gắn với khoa học công nghệ
Thu Phương - 03/01/2019 23:12
 
Đây là chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp nông nghiệp tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 vừa diễn ra.
.
Ngày 3/1,tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành nông nghiệp năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019.

Nói về nguyên nhân ngành nông nghiệp đạt được kết quả kỷ lục năm 2018 và đề xuất phương hướng phát triển năm 2019, bà Thái Hương, người sáng tập Tập đoàn TH cho biết, khi TH đầu tư công nghệ cao vào nông nghiệp, áp dụng công nghệ đã làm thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp bình thường của doanh nghiệp

Liên tục áp dụng, đến nay, quy trình sản xuất của TH hoàn toàn tự động và đều hiển thị trên app thông minh, đồng thời các số liệu trên app đều được lưu trữ trên hệ thống dữ liệu điện toán đám mây. Nhờ vậy, công ty có thể quản lý năng suất chất lượng của từng cánh đồng, sâu bệnh ra sao... Năm 2008, giá thành một lít sữa của TH là 14.000 đồng, nhưng hiện nay một lít sữa chỉ còn trên 9.500 đồng. Như vậy, khi đưa khoa học công nghệ vào sản xuất và quản trị, doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất hợp lý và giảm giá thành sản phẩm. Cũng nhờ công nghệ, TH đã làm được kỳ tích trở thành trang trại bò sữa lớn nhất Châu Á. 

"Với vai trò của một nhà tư vấn, tôi cho rằng, để nông nghiệp đi xa hơn nữa, muốn “tăng tốc và bứt phá” thì không có con đường khác phải là ứng dụng khoa học công nghệ", bà Thái Hương nhận định. 

Cũng theo bà Thái Hương, ngoài công nghệ, để thực hiện nông nghiệp “tăng tốc và bứt phá” thì phải có một cơ chế phù hợp. "Tôi nghĩ, điều doanh nghiệp cần là cơ chế chính sách minh bạch, thông thoáng, giúp doanh nghiệp hoạch định đường hướng phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Cụ thể, về nông nghiệp, tôi xin đề xuất Chính phủ ban hành tiêu chuẩn quốc gia theo thông lệ quốc tế về hàng nông sản và quản lý chặt chẽ để doanh nghiệp cạnh tranh phát triển bền vững, người tiêu dùng hưởng lợi", người sáng tập Tập đoàn TH cho hay. 

Cùng với đó, bà Thái Hương kiến nghị, ngành nông nghiệp phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho các mặt hàng nông sản. Đồng thời, tiếp cận các hội chợ nông sản quốc tế, để doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Đồng quan điểm với bà Thái Hương, ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Thái Bình Seed cũng cho rằng, chưa bao giờ khoa học công nghệ được đưa vào hoạt động các doanh nghiệp như hiện tại.

Cũng theo ông Báo, trước đây doanh nghiệp "nằm mơ" để có được đến các dây chuyền hiện đại. Nhưng hiện nay, doanh nghiệp đã được nhà nước tạo điều kiện, về vốn đề đầu tư dây chuyền sản xuất. Trong đó phải kể đến, việc cho phép doanh nghiệp được trích 10% doanh thu trước thuế để đầu tư cho nghiên cứu khoa học công nghệ. Vì vậy, hiện tại mỗi năm Thái Bình Seed đã đầu tư hàng chục tỷ đồng cho nghiên cứu khoa học.

BAC A BANK: “Bà đỡ” cho nông nghiệp công nghệ cao
Chọn một ngách đi riêng, gai góc hơn, mạo hiểm hơn, nhưng nhờ sự khác biệt đó, BAC A BANK đã thành công và trở thành “bà đỡ” mát tay cho các dự...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư