-
Trung Quốc giữ nguyên lãi suất cho vay cơ bản -
Nhật Bản giữ nguyên lãi suất cơ bản, đồng yên rớt giá thấp nhất 4 tháng -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
4 chính sách của ông Trump có thể tác động mạnh nhất đến tăng trưởng kinh tế
Động thái của Sàn chứng khoán New York được đưa ra sau khi đơn vị này tham vấn thêm các cơ quan quản lý liên quan đến Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC). Ảnh: AFP |
Sàn chứng khoán New York (NYSE) khẳng định lại trong một tuyên bố cuối ngày 4/1 (giờ địa phương) rằng đơn vị này đã ngừng kế hoạch hủy niêm yết của 3 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Trung Quốc sau khi "tham vấn thêm với các cơ quan quản lý liên quan đến Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài (OFAC), Bộ Tài chính Mỹ".
Trước đó, vào ngày 31/12/2020 Sàn chứng khoán New York tuyên bố sẽ hủy niêm yết cổ phiếu ký thác tại Mỹ của 3 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Trung Quốc, bao gồm: China Telecom, China Mobile và China Unicom. Tuyên bố ban đầu này của NYSE được cho là nhằm tuân thủ sắc lệnh hành pháp mà Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành hồi tháng 11/2020. Theo sắc lệnh này, Washington cấm nhà đầu tư Mỹ là doanh nghiệp và cá nhân đầu tư vào các công ty mà chính quyền Tổng thống Trump cáo buộc "tiếp tay" cho quân đội Trung Quốc.
Những chỉ số chứng khoán hàng đầu thế giới như MSCI, S&P Dow Jones Indices và FTSE Russell cũng như nền tảng giao dịch nổi tiếng Robinhood thời gian qua cũng từng bước tuân thủ sắc lệnh cấm đầu tư của ông Trump.
Cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của China Telecom, China Mobile và China Unicom hôm nay 5/1 đều đảo chiều tăng mạnh sau thông tin NYSE hoãn kế hoạch hủy niêm yết đối với 3 doanh nghiệp này. Cụ thể, cổ phiếu China Unicom bật tăng mạnh nhất trong bộ ba cổ phiếu doanh nghiệp viễn thông lớn nhất Trung Quốc, theo sau là cổ phiếu China Mobile và China Telecom lần lượt tăng 5,13% và 3,35%.
Bình luận về động thái của Mỹ, Ủy ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc hôm qua 4/1 cho rằng việc Mỹ ra quyết định hủy niêm yết đối với 3 doanh nghiệp viễn thông Trung Quốc trước đó là có "động cơ chính trị" và "hoàn toàn phớt lờ tình hình thực tế của ba doanh nghiệp đó cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư toàn cầu, đồng thời làm tổn hại nghiêm trọng đến quy tắc và trật tự thị trường".
Sắc lệnh cấm đầu tư mà Tổng thống Trump ban hành hồi tháng 11/2020 sẽ có hiệu lực vào ngày 11/1 tới, một tuần trước khi Tổng thống đắc cử Joe Biden dự kiến nhậm chức. Ông Joe Biden được cho là khó có khả năng tạo ra bất kỳ thay đổi ngay lập tức nào đối với quan hệ Mỹ - Trung, nhưng Tổng thống đắc cử của đảng Dân chủ đã nhiều lần đánh tiếng rằng ông muốn bắt tay với các đồng minh của Mỹ để thực thi "luật đi đường" đối với thương mại toàn cầu.
Nếu đúng vậy, cách tiếp cận này sẽ trái ngược với chính sách của chính quyền Tổng thống Trump thời gian qua bởi chính quyền Trump vốn theo đuổi các hành động đơn phương, gây hấn nhằm gia tăng thách thức Trung Quốc về các vấn đề kinh tế và an ninh quốc gia.
-
Honda và Nissan cân nhắc sáp nhập: Hướng đi tất yếu? -
Fed hạ lãi suất, nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2024 -
Fed giảm lãi suất lần thứ ba liên tiếp -
Doanh số bán lẻ phản ánh sức mạnh bền bỉ của kinh tế Mỹ -
Nhật Bản bổ sung 90 tỷ USD cho gói kích thích kinh tế mới -
Ông Trump và cú hích đầu tư, việc làm cho nền kinh tế Mỹ -
Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vì thiếu kinh phí
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up