
-
Mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Nhật Bản sang Mỹ sụt giảm vì thuế quan
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
![]() |
Thủ tướng Anh Boris Johnson (giữa) và Ngoại trưởng Anh Dominic Raab (bìa trái) chụp ảnh cùng các đại biểu tại Cuộc họp ngoại trưởng G7 tổ chức tại London vào ngày 5/5/2021. Ảnh: AFP |
Sự ủng hộ từ G7 sẽ giúp củng cố sự đồng thuận của Quốc hội Mỹ đối với dự luật thuế doanh nghiệp.
"Tôi nghĩ các bạn sẽ thấy rất nhiều sự ủng hộ của G7 trong tiến trình phát triển", Thứ trưởng Wally Adeyemo nói với hãng tin Reuters hôm 24/5 sau khi Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản đưa ra những bình luận tích cực về đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% của Mỹ.
Thứ trưởng Adeyemo cho biết, sự ủng hộ của G7 đối với thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% có thể sẽ được đưa ra tại cuộc họp trực tuyến giữa các Bộ trưởng Tài chính G7 ở London vào ngày 4 - 5/6.
Mức độ lạc quan về việc các nước G7 đạt được một thỏa thuận toàn diện tìm kiếm lâu nay về việc đánh thuế các công ty đa quốc gia và doanh nghiệp số, đã tăng lên kể từ tuần trước khi Bộ Tài chính Mỹ cho biết cơ quan này sẽ chấp thuận mức thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu 15% hoặc cao hơn.
Mức thuế này thấp hơn nhiều so với mức thuế doanh nghiệp tối thiểu 21% mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đề xuất áp dụng đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài của doanh nghiệp Mỹ, và mức thuế 28% được đề xuất áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước.
Tuần trước, tờ Financial Times đưa tin, các nước G7 gần đạt được thỏa thuận về việc đánh thuế doanh nghiệp đối với các công ty đa quốc gia. Trong khi đó, công tác đàm phán giữa gần 140 quốc gia thông qua Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các nước G7 (Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh, Pháp, Ý và Canada) đang có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các quyết định đa phương.
Anh - quốc gia đang giữ vai trò Chủ tịch luân phiên G7 - đang áp mức thuế doanh nghiệp 19%. Anh đã phản ứng thận trọng đối với đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu của Mỹ. Khi được hỏi liệu Anh có ủng hộ đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu 15% của Washington hay không, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chuyển trọng tâm sang việc đánh thuế các công ty công nghệ lớn như Alphabet và Facebook.
"Đạt được một thỏa thuận quốc tế về cách đánh thuế doanh nghiệp số quy mô lớn là một ưu tiên và chúng tôi hoan nghênh cam kết mới của Mỹ trong việc đạt được một giải pháp", Thủ tướng Anh nhấn mạnh.
Đề xuất thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu của Mỹ dự kiến sẽ là chủ đề thảo luận chính tại cuộc họp sơ bộ trực tuyến giữa lãnh đạo tài chính của các nước G7 vào ngày 28/5 tới.

-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay -
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?
-
SonKim Land đạt 5 giải thưởng tại Asia Pacific Property Awards 2025
-
Kiếm tiền thời công nghệ: SeAMobile - một ứng dụng, nhiều cơ hội
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam