-
Khánh Hòa liên tục bùng nổ du lịch nhờ hạ tầng cao tốc thuận tiện -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế -
Bình Định tiên phong đề xuất thí điểm taxi bay phục vụ hoạt động du lịch -
Doanh nghiệp du lịch đầu tư phát triển bền vững
Theo Tổ chức Du lịch thế giới thuộc Liên hợp quốc (UNWTO), lượng khách quốc tế trong năm 2020 đã giảm 1 tỷ lượt, tương đương 74%, so với năm 2019.
Mức sụt giảm kỷ lục này gây thiệt hại tổng thể ước tính gấp 11 lần so với năm 2009, thời điểm thế giới gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế đi lại khiến du lịch quốc tế thiệt hại khoảng 1,3 nghìn tỷ USD năm 2020. |
Tác động của dịch Covid-19 đến nền kinh tế cũng khiến 100 đến 120 triệu nhân lực ngành Du lịch đối diện nguy cơ mất việc làm.
UNWTO đánh giá, ngành Du lịch toàn cầu đã trải qua giai đoạn tồi tệ nhất được ghi nhận vào năm 2020 do nhu cầu giảm chưa từng có trong tiền lệ và ảnh hưởng của các biện pháp hạn chế đi lại nhằm ứng phó với sự lây lan của dịch bệnh.
Theo khu vực, châu Âu ghi nhận mức sụt giảm lớn nhất trong năm 2020, với lượng khách quốc tế giảm 500 triệu lượt, tương đương 70%, so với năm trước đó. Lượng khách quốc tế tại châu Á và Thái Bình Dương sụt giảm 300 triệu lượt, tương đương mức giảm 84%. Trung Đông và châu Phi cũng ghi nhận mức giảm 75%, trong khi tỷ lệ này ở Bắc Mỹ và Nam Mỹ là 69%.
Kết quả một cuộc khảo sát do UNWTO thực hiện đối với năm 2021 cho thấy, 45% số người được hỏi nhận định du lịch quốc tế sẽ khởi sắc hơn, trong khi 30% dự đoán tình hình sẽ xấu đi, 25% ý kiến còn lại cho rằng du lịch quốc tế sẽ duy trì như năm 2020.
Cũng theo kết quả khảo sát, 43% ý kiến nhận định du lịch quốc tế sẽ phục hồi trở lại mức trước đại dịch vào năm 2023, trong khi số ý kiến cho rằng điều này sẽ xảy ra vào năm 2024 hoặc muộn hơn chiếm 41%.
UNWTO kỳ vọng, việc các quốc gia triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 sẽ giúp phục hồi tâm lý tiêu dùng và nới lỏng các biện pháp hạn chế, qua đó tạo điều kiện cho hoạt động đi lại trong năm 2021 phục hồi dù với tốc độ chậm.
Tổng Thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili cho biết, những nỗ lực về giảm thiểu rủi ro du lịch trong thời kỳ dịch bệnh, bao gồm xét nghiệm, truy vết và tiêm chủng, là những nền tảng thiết yếu để thúc đẩy du lịch an toàn và chuẩn bị cho sự phục hồi khi điều kiện cho phép.
-
Du lịch Việt với hành trình giảm “dấu chân” carbon -
[Ảnh] Thưởng lãm "Mật ước 2024" của họa sĩ Lê Phương -
Phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp hoá, tiến tới hình thành Làng nghề du lịch cộng đồng -
Du lịch Lào Cai ưu đãi tất cả các dịch vụ ưu đãi đến 50% -
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch -
Hơn 100 hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 -
Quảng Ninh khẳng định vị trí trung tâm du lịch quốc tế
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/11 -
2 Gần 27,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam, xu hướng tăng đang chậm lại -
3 Sửa đổi Luật Đầu tư: Giảm thủ tục, thời gian nhưng không giảm chất lượng dự án -
4 Nhiều dự án đất nền phía Nam không người ở -
5 Tiết lộ về vị đại gia "ôm" lô đất đấu giá 103 triệu đồng/m2 tại huyện Hoài Đức
- Mời thi tuyển phương án kiến trúc dự án Tòa nhà 85 Ngụy Như Kon Tum
- Bee Logistics đón nhận giải Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024: Khẳng định uy tín toàn cầu
- HKDO - Lợi ích toàn diện cho hộ kinh doanh và cơ quan quản lý
- InterGreat Education Group được vinh danh tại Giải thưởng SME100 châu Á 2024
- Vinhomes và VinFast là thương hiệu - sản phẩm quốc gia Việt Nam
- Medlatec đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024