
-
Dấu ấn xuất nhập khẩu nửa đầu năm 2025
-
Xuất khẩu thủy sản tăng chậm trong tháng 6, doanh nghiệp nỗ lực dịch chuyển thị trường
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg
-
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch
-
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả
![]() |
Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của các tỉnh, thành phố và các doanh nghiệp chăn nuôi lớn, tổng đàn lợn cả nước thời điểm hiện tại là trên 24 triệu con, trong đó có khoảng 2,7 triệu con lợn nái.
Sau khi dịch tả lợn châu Phi qua đỉnh điểm vào tháng 5/2019, việc tái đàn đã được triển khai ngay tại các địa phương. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5 - 7 tháng. Do đó, theo báo cáo của các địa phương và các doanh nghiệp chăn nuôi, từ tháng 1/2020 đã bắt đầu có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn và sẽ tăng cao từ tháng 2/2019.
Từ thực tế tái đàn ở các địa phương và đặt trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, Bộ Nông nghiêp và Phát triển Nông thôn dự báo khả năng đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho năm 2020 khoảng hơn 4 triệu tấn.
Cụ thể, trong tháng 2/2020, dự báo lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt khoảng 330.000 tấn. Tháng 3, dự báo lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt khoảng 350.0000 tấn; tháng 4: 360.000 tấn; tháng 5: 360.000 tấn; tháng 6 là 365.000 tấn.
Bước sang quý III/2020, dự báo lượng thịt lợn cung cấp ra thị trường đạt khoảng 1,098 triệu tấn; quý IV/2020 khoảng 1,145 triệu tấn.
Trước đó, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ đạo phải sớm đưa giá thịt lợn về mức hợp lý và một trong những giải pháp là nhập khẩu 100.000 tấn thịt lợn trong quý I/2020 để góp phần ổn định nguồn cung những tháng sau Tết. Theo đó, đến hết tháng 1, cả nước đã nhập trên 17.400 tấn thịt lợn và sản phẩm từ lợn.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lũy kế từ đầu tháng 2/2019 đến ngày 31/1/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.570 xã thuộc 667 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5.982.679 con, tổng trọng lượng là 341.957 tấn. Trong đó, tháng 12/2019 đã buộc phải tiêu hủy 38.172 con, giảm 97% so với tháng 5/2019; tháng 1/2020 buộc phải tiêu hủy 12.037 con; tháng 2/2020 (đến ngày 2/2/2020), buộc phải tiêu hủy 607 con.
Đến nay, đã có 8.031 xã thuộc 609 huyện đã qua 30 ngày không phát sinh thêm ca bệnh mới; 22 tỉnh, thành phố có 100% số xã đã qua 30 ngày; 32 tỉnh, thành phố có 85% số xã đã qua 30 ngày. Hiện nay, cả nước chỉ còn 539 xã chưa qua 30 ngày. Như vậy, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, nhiều địa phương tập trung tái đàn nhanh, hiệu quả.
Dịch tả lợn châu Phi là một đại dịch lịch sử của ngành chăn nuôi Việt Nam và chăn nuôi thế giới. Năm 2019, hơn 5.000 tỷ đồng tiền ngân sách được chi ra để hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Dịch bệnh này về cơ bản được kiểm soát, nhưng ngành chăn nuôi lợn đã phải tiêu hủy gần 6 triệu con lợn.
-
Giá xăng dầu đồng loạt giảm từ 930 - 1.210 đồng/lít,kg -
Nhập khẩu thép cán nóng khổ rộng tăng đột biến -
Giải quyết vấn đề “được mùa mất giá” cho nông sản Việt mùa thu hoạch -
Thỏa thuận Mỹ - Trung tác động tích cực tới thương mại -
Nửa đầu năm, thu hơn 3 tỷ USD từ xuất khẩu rau quả -
Thực phẩm và đồ uống Việt lên kệ siêu thị Nga -
Chùm ảnh: Bên trong trung tâm chế biến trái cây, rau củ lớn nhất miền Bắc
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower