
-
“Con dao hai lưỡi” khi gọi vốn sớm và quá nhiều
-
Nhìn nhận cơ hội phát triển kinh tế của các địa phương trong không gian mới
-
Vẫn chấp nhận các chứng từ có địa chỉ cũ khi làm thủ tục hải quan
-
Hỗ trợ doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Mỹ
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ
![]() |
Năm 2021, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU đạt gần 600 triệu USD, tăng 12,3% so với 2020. |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 11/2021 kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường EU đạt 45 triệu USD, tăng 2,3% so với tháng 11/2020. Lũy kế 11 tháng năm 2021, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU ước đạt 528,1 triệu USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2020.
Dự báo, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trường EU trong cả năm 2021 đạt gần 600 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2020.
Tiếp đà tăng trưởng trong năm 2021, triển vọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới thị trường EU trong năm 2022 có nhiều thuận lợi.
Trong đó, Việt Nam có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ, bởi nhu cầu nhập khẩu của EU rất lớn. Tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này chiếm tới 82,8% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tới EU.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ từ Việt Nam chỉ chiếm 1,8% tổng lượng và 2,6% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của EU từ các thị trường.
Nhiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao làm hạn chế nguồn cung gỗ và sản phẩm gỗ vào EU. Vì vậy, đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam khai thác tối đa những ưu đãi, lợi thế mà Hiệp định EVFTA mang lại để nâng cao thị phần xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thi trường này.
Việt Nam có lợi thế là đã ký kết Hiệp định Thương mại tự do với EU, theo đó về thuế suất các sản phẩm của Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn so với các sản phẩm từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Cơ hội mua máy móc công nghệ hiện đại với mức thuế quan ưu đãi từ Hiệp định sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng tại EU và thúc đẩy xuất khẩu ngành hàng này của Việt Nam tăng trưởng khả quan tới thị trường EU trong thời gian tới.
Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), Việt Nam có trên 6.000 ngành gỗ trong đó hơn 3.000 doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm gỗ toàn cầu, gồm cả 800 doanh nghiệp FDI. Nhờ EVFTA đã đi vào thực thi từ năm ngoái, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đang có cơ hội được hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng các doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng gỗ nguyên liệu từ nguồn hợp pháp.
-
Chỉ mất 1 ngày để thực hiện nhiều thủ tục hành chính trong đăng ký doanh nghiệp -
Bộ Công thương tiếp nhận Hồ sơ yêu cầu điều tra gạch ốp lát nhập từ Ấn Độ -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 3/7/2025 -
Giảm tối đa tình trạng vốn ảo, tăng cường tính minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp -
Vietnam Airlines hợp tác liên danh với Saudia, tăng cường kết nối giữa Việt Nam và Trung Đông -
Cục Thuế cam kết đồng hành hộ kinh doanh trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử -
Đưa thương mại Việt Nam - Australia sớm đạt 20 tỷ USD
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh