
-
Quy định mới về tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
-
Hà Nội sẽ mở 500 đại lý dịch vụ công trực tuyến không dùng ngân sách
-
Điểm tên 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD sau quý I/2025
-
Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025
“Năm quyết tâm” được người đứng đầu Chính phủ đặt ra gồm: quyết tâm tháo gỡ khó khăn, vượt qua mọi thách thức trong các lĩnh vực; quyết tâm thực hiện không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; quyết tâm bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân được thụ hưởng thật; quyết tâm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, bảo đảm người dân, doanh nghiệp được hưởng các chế độ, chính sách và thành quả mang lại; quyết tâm nỗ lực phấn đấu cao nhất để đạt kết quả tốt nhất trong năm 2024.
Cần phải nói thêm rằng, năm 2024 là năm bứt phá, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
Với riêng lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, có nhiều nhiệm vụ, dự án quan trọng được khởi động từ năm 2023, hoặc đầu năm 2024, do vậy, các cơ quan, đơn vị liên quan phải quyết tâm đặc biệt, thì mới kịp hoàn thành sau khoảng 2 năm nữa.
Ngay tại lễ khánh thành 4 dự án trong lĩnh vực hạ tầng vào đầu năm 2024 và trong Công điện số 01/TTg-CĐ, Thủ tướng Chính phủ nhiều lần yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu thi công các dự án hạ tầng trọng điểm phải quán triệt tinh thần “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”; “vượt nắng, thắng mưa”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, làm việc xuyên Tết, xuyên ngày nghỉ, “3 ca 4 kíp”, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thi công trên công trường, đồng thời sớm hoàn thành thủ tục, khởi công thêm các dự án mới.
Không chỉ góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, các công trình đường bộ cao tốc, sân bay, bến cảng được đưa vào sử dụng trong thời gian qua đều mang lại hiệu quả rõ nét về phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh nghiệm cho thấy, giao thông phát triển đến đâu sẽ mở ra không gian phát triển mới đến đó. Giao thông phát triển còn giúp hình thành nhiều khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ, du lịch, quỹ đất được khai thác hiệu quả với giá trị gia tăng cao hơn. Đặc biệt là, các dự án trong lĩnh vực này đã giúp giảm chi phí logistics, giảm chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa của Việt Nam.
Trong bối cảnh các quy định về quản lý đầu tư công; khai thác khoáng sản làm vật liệu thông thường; huy động vốn theo phương thức đối tác công - tư (PPP) còn nhiều bất cập, thì tinh thần “năm quyết tâm” mà Thủ tướng Chính phủ gợi mở chính là kim chỉ nam giúp các chủ thể triển khai những dự án hạ tầng giao thông lớn “vượt vũ môn”, tạo nên một năm đột phá về phát triển hạ tầng. Theo đó, các bộ, ngành liên quan và chính quyền địa phương “không nói không, không nói khó, không nói có nhưng không làm”, kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trên công trường, nhất là vướng mắc về giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, điều chỉnh biến động giá các nguyên liệu đầu vào…
Các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư phải quyết liệt trong chỉ đạo điều hành theo phương châm “sản lượng xây lắp phải tăng, khối lượng giải ngân mới lũy tiến”; dự án giải ngân thấp phải cân đối ngay sang dự án cao; dự án chậm giải ngân kéo dài, người đứng đầu chủ đầu tư/ban quản lý dự án phải chịu trách nhiệm.
Các nhà đầu tư, nhà thầu cũng phải quyết tâm “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”, mạnh dạn áp dụng khoa học - công nghệ mới; khi cần, phải vì mục tiêu chung của quốc gia, dân tộc. Đặc biệt, mỗi cá nhân tham gia dự án cần nâng cao ý thức trách nhiệm với công việc, với ngành và cao hơn nữa là với nhân dân, với Tổ quốc; đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần triển khai các dự án đúng tiến độ với tinh thần “tất cả vì nhân dân, vì sự hùng cường, thịnh vượng của đất nước”.
Nếu làm tốt những nội dung này, chắc chắn sẽ tạo nên một năm 2024 với nhiều bứt phá mạnh mẽ trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, tạo tiền đề quan trọng để cả nước có thể đạt và vượt mục tiêu mà Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra là phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc.

-
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 9,9% sau quý I/2025 -
Kinh tế Việt Nam vượt khó năm 2025 -
Để kinh tế phát triển, không “ngại” sửa nhiều luật -
Các mốc quan trọng trong sắp xếp đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền địa phương 2 cấp -
Thủ tướng: Hợp tác cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ, vì lợi ích của hai bên -
Thủ tướng họp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và doanh nghiệp về thích ứng thương mại quốc tế -
Ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Di sản văn hóa
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 8/4
-
2 Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
3 Dòng đầu tư vào Việt Nam sẽ không bị cản bước
-
4 TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
5 Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển