Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 20 tháng 04 năm 2024,
Năng suất hiệu quả - tương lai cho năng lượng việt nam
Hoàng Anh - 14/05/2015 09:51
 
“Kinh tế không thể tồn tại nếu không có năng suất”. Câu nói của cựu Thủ tướng Anh Benjamin Disraeli chưa khi nào đúng hơn trong bối cảnh năng lượng hiện đại ngày nay.

Năng suất là một trong những công cụ quan trọng nhất mà chúng ta có thể sử dụng để quản lý kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất năng lượng. Hơn nữa, đây là một yếu tố cơ bản trong quá trình phát triển kinh tế và an ninh của bất kỳ quốc gia nào.

Trong những năm gần đây, nhu cầu về điện tại Việt Nam đã tăng gấp đôi so với tăng trưởng GDP. Với nhu cầu về điện được dự đoán sẽ tăng thêm 16% trong vòng 4 năm tới, tình trạng thiếu điện gần như khó tránh khỏi. Rõ ràng, Việt Nam cần một sự phát triển xa hơn dành cho ngành năng lượng này.

Danh mục các giải pháp của GE về điện phân phối cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn điện hiệu quả và đáng tin cậy. Ảnh: GE
Danh mục các giải pháp của GE về điện phân phối cho phép doanh nghiệp sử dụng nguồn điện hiệu quả và đáng tin cậy. Ảnh: GE

 

Bên cạnh đó, để thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạnh điện VII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011, tổng số tiền đầu tư vào lĩnh vực điện cần có xấp xỉ 48,8 tỷ USD tính đến năm 2020, và tăng lên khoảng 75 tỷ USD trong giai đoạn 2021- 2030.

Nếu kế hoạch này được thực hiện nhằm mục đích thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo chiều hướng tích cực và đáp ứng nhu cầu của người dân khi dân số đang ngày càng tăng lên, năng suất là một yếu tố vô cùng quan trọng cần được đảm bảo. Đây sẽ động lực chính, để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn.

Giải pháp cho quốc gia đang trên đà phát triển

Đất nước ngày càng phát triển dẫn đến sự gia tăng trong nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Đối với Việt Nam -  nền kinh tế được kỳ vọng sẽ phát triển ổn định hơn 5% cho đến năm 2020, nhu cầu về điện được dự kiến sẽ tăng lên khoảng 360 tỷ kWh vào năm 2020, mặc dù con số dự đoán tối đa cho năm 2015 là 210 tỷ kWh.

Trong thập kỷ qua, Việt Nam tập trung vào phát triển lưới điện quốc gia. Đến năm 2012, 96,4% các hộ gia đình đã có điện. Tuy nhiên, theo báo cáo của USAID, đến năm 2014, vẫn còn gần 550.000 hộ gia đình không thể tiếp cận được với lưới điện quốc gia. Những hộ gia đình này thường ở miền núi, hải đảo hoặc có điều kiện sống thấp.

Điện khí hóa toàn bộ lãnh thổ sẽ là thách thức lớn cho Việt Nam, đất nước với 3.400 km đường bờ biển (gồm các đảo) và ba phần tư là đồi núi.

Có hai mô hình sản xuất điện có thể giúp chúng ta vượt qua những thử thách này. Đó là kế hoạch sản xuất điện quốc gia với xương sống của một mạng lưới truyền tải điện toàn lãnh thổ; hoặc một mô hình phân phối điện giúp cho việc sản xuất điện diễn ra ngay tại địa phương.

Hiệu quả trong sản xuất cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi việc lựa chọn nhiên liệu và năng suất của các nhà máy điện; bao gồm, nhưng không giới hạn ở hiệu quả của quá trình vận hành và các thiết bị. Công nghệ chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả sản xuất điện. Ngoài việc cung cấp hơn 10 đơn vị tua-bin khí (Frame 6 và 9FA) cùng với hai tua-bin hơi nước 300 MW (D5) cho Việt Nam, GE cũng giới thiệu công nghệ tua-bin khí H-class cùng công nghệ tua-bin hơi nước mới nhất đến với thị trường này.

Theo Tổ chức Tua-bin khí Thế giới, tua-bin khí 9HA của GE được công nhận là tua-bin khí hiệu quả nhất thế giới với chỉ số năng suất là 63%. Tua-bin 9HA giúp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu sang điện của GE một cách hiệu quả nhất. Nó còn giúp làm giảm lượng khí thải CO2 và giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng, từ đó giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và giảm giá điện cho người tiêu dùng.

Ngoài lựa chọn tua-bin, việc lựa chọn nhiên liệu cũng góp phần xác định những khác biệt trong tỷ giá thuế xuất nhập khẩu, trong nước cũng như nước ngoài. Đối với các chính phủ, bao gồm cả Chính phủ Việt Nam, việc chấm dứt nhận trợ cấp, hiệu quả công nghệ và lựa chọn nhiên liệu đã trở thành những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Nguồn năng lượng đáng tin cậy và linh hoạt

Quy hoạch điện VII nhấn mạnh vào việc phát triển cân bằng nguồn điện tại cả 3 miền Bắc - Trung - Nam để đảm bảo rằng, nguồn điện được phân bổ hiệu quả và nguồn cung cấp điện tại mỗi vùng đều đáng tin cậy.

Hiện tại, than chiếm 29,7% tổng nguồn cung điện trên thế giới và trở thành nguồn nguyên liệu chính cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam. Trong khi than trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng, sự phong phú của khí đốt tự nhiên cũng dẫn đến sự phát triển của các nhà máy điện khí đốt, mặc dù chi phí của khí đốt tự nhiên có thể chiếm tới 70% chi phí vận hành. Các công nghệ phát triển, bao gồm cả những công nghệ tiên tiến nhất, như tua-bin ga 9HA, có thể được sử dụng để tối đa hóa năng suất vận hành điện và đảm bảo tính cạnh tranh. Điều này kết hợp với cơ cấu chiến lược sẽ đảm bảo chi phí bền vững và hợp lý cho người sử dụng điện. 

Những đề xuất về nguồn điện thay thể sẽ không hoàn chỉnh nếu không nhắc tới các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối. Tất cả những nguồn năng lượng này sẽ nhanh chóng được phát triển rộng rãi hơn trong việc vận hành điện.

Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo tiềm năng phân bố rộng trên khắp toàn quốc. Vị trí địa lý với gần 3.400 km đường bờ biển có tốc độ gió trung bình 7m/s. Nguồn năng lượng mặt trời cũng rất phong phú với lượng bức xạ mặt trời trung bình 5kWh/m2 một ngày trên khắp đất nước. Nhà nước hiện cũng đang dành những ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển điện từ những nguồn năng lượng tái tạo này.

GE đã xây dựng được danh tiếng tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đáng chú ý nhất là năng lượng gió; đồng thời cũng cung cấp những hỗ trợ về mặt kĩ thuật cho những dự án về năng lượng tái tạo và sản xuất điện khác của đất nước.

Vào năm 2010 và 2013, GE đã ký hợp đồng với Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Du lịch Công Lý trong việc cung cấp 10 tua-bin gió model 1.6 – 82.5 cho giai đoạn 1 và 52 tua-bin cùng loại cho giai đoạn 2 của trang trại gió Bạc Liêu tại Đồng bằng sông Cửu Long, với tổng công suất 99,2 MW. Giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành, cung cấp 60 triệu KWh cho lưới điện quốc gia.

Gần đây, GE đã được chọn là nhà cung cấp 14 tua-bin cho giai đoạn 1 của dự án Trang trại điện gió Tây Nguyên tại Đắk Lắk. Cho đến khi dự án được hoàn thành vào năm 2020, đây sẽ là trang trại gió có công suất lớn nhất tại Việt Nam, lên tới 120 MW để tạo ra 400 triệu kW/năm.

Vào năm 2013, GE cùng với Cục điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV), thuộc Bộ Công thương (MOIT) đã ký kết thỏa thuận hợp tác về nghiên cứu tích hợp năng lượng điện tái tạo nhằm mục đích phát triển năng lượng gió trở thành một nguồn năng lượng đáng tin cậy sử dụng trong lưới điện quốc gia. Nghiên cứu này đã cung cấp những kiến thức giá trị về tình trạng quá tải của lưới điện, cũng như mức ổn định và đánh giá tính tin cậy của năng lượng gió theo dự báo lâu dài Hệ thống điện phân phối.

Nhu cầu đối với giải pháp về điện trên toàn cầu là vô cùng mạnh mẽ. Bằng cách đáp ứng nhu cầu này, điện phân phối đã trở thành một phần trong chu kỳ phát triển thông thường của con người và nền kinh tế. Trong kỷ nguyên của những biến đổi, danh mục các giải pháp của GE về điện phân phối đã cho phép các doanh nghiệp và cộng đồng trên khắp thế giới sử dụng nguồn điện hiệu quả và đáng tin cậy này từ nguồn nhiên liệu trên khắp mọi nơi, dù là trong hay ngoài lưới điện.

Năm 2014, GE đã thông báo về kế hoạch đầu tư xây dựng một công ty 1,4 tỷ USD trong 4 năm để hỗ trợ nhu cầu đang ngày càng tăng của thế giới với một hệ thống điện dễ dàng đầu tư, lắp đặt nhanh chóng, đồng thời mang lại hiệu quả cao và đáng tin cậy đối với khách hàng. Trong báo cáo “Sự phát triển của điện phân phối”, GE nhấn mạnh rằng, điện phân phối ngày càng phổ biến tại các quốc gia đang tìm kiếm một phương án về năng lượng điện đáng tin cậy và hiệu quả ở gần các điểm sử dụng – dù ở trong hay ở ngoài lưới điện. Theo báo cáo, điện phân phối sẽ phát triển nhanh hơn nhu cầu về điện trên toàn thế giới khoảng 40% từ nay đến năm 2020.

Đối với một đất nước có hơn ba phần tư là đồi núi như Việt Nam, điện phân phối sẽ giúp đáp ứng nhu cầu của các hộ gia đình muốn tiếp cận với nguồn điện tại các vùng miền núi và hải đảo. Việc sản xuất điện ngay tại địa phương cho phép sử dụng nguồn điện tại các vùng nông thôn mà gần như không cần sử dụng đến lưới điện, mang đến sự linh hoạt khi vận hành hệ thống mà vẫn tuân theo những quy định khắt khe về môi trường.  Điện phân phối mang đến nhiều tiện ích khi nâng cao hiệu suất của các khu công nghiệp và khu dân cư, đảm bảo khả năng cung cấp điện khẩn cấp nếu có thiên tai hoặc các trường hợp mất điện đột ngột. Đây được coi là một giải pháp an toàn và hợp lý dành cho những đất nước có nhu cầu cao về nguồn năng lượng điện.

Tương lai của chúng ta

Khi những nhà hoạch định chính sách, các nhà làm luật đang cố gắng để tìm ra một hệ thống vận hành điện tối ưu, họ sẽ phải cân nhắc đến những công nghệ có thể sử dụng để đạt hiệu suất vận hành cao hơn và tiết kiệm chi phí hơn.

Những quốc gia trách nhiệm sẽ có nghĩa vụ tận dụng những công nghệ sẵn có hiệu quả nhất. Những tua-bin có hiệu suất vận hành hiệu quả thì càng sử dụng ít nhiên liệu và giảm bớt nhu cầu đối với những nguồn năng lượng đang cạn kiệt dần. Nếu làm được vậy, nó có thể tiết kiệm chí phí, giảm giá thành cho người sử dụng và giảm tác hại đến môi trường. Đây chính là tương lai của chúng ta.

Lập Đề án Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia
 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý chủ trương lập đề án "Quy hoạch phát triển năng lượng quốc gia giai đoạn 2016-2025, định hướng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư