
-
Trung Quốc cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản
-
Anh, EU nhất trí về thỏa thuận thiết lập lại quan hệ sau Brexit
-
Ông Trump nói sẵn sàng thăm Trung Quốc giữa đồn đoán áp thuế 30% đến cuối năm nay
-
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ
-
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
![]() |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 1,2% ngay đầu phiên 23/6. Ảnh: AFP |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc dẫn đầu làn sóng tăng điểm tại khu vực khi tăng 1,2% ngay đầu phiên. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,86% trong những giờ đầu giao dịch, còn chỉ số Topix lên điểm 0,61%.
Sắc xanh cũng bao phủ chứng khoán Australia với chỉ số S&P/ASX 200 nhích 0,47%. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 0,38%.
Giới phân tích nhận định, diễn biến tăng điểm trên thị trường chứng khoán châu Á sáng nay là nhờ đà tăng mạnh mẽ của chứng khoán Mỹ đêm qua, giữa lúc dịch Covid-19 tại nước này và trên thế giới diễn biến phức tạp. Chỉ số Nasdaq Composite đêm qua đóng cửa ở mức kỷ lục 10.056,47 điểm, tăng 1,1%, còn chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng vọt 153,50 điểm, tương đương 0,6% và kết thúc phiên với 26.024,96 điểm. Chỉ số S&P 500 đóng cửa tăng hơn 0,7% lên 3.117,86 điểm.
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới vẫn đè nặng tâm lý nhà đầu tư. Tại Mỹ, Thống đốc bang Texas Greg Abbott hôm 22/6 cảnh báo các biện pháp chống dịch bổ sung là rất cần thiết nếu số ca mắc Covid-19 và bệnh nhân nhập viện tiếp tục tăng. Trong khi đó, các bang Nevada, Florida, California và Arizona gần đây đều ghi nhận số ca nhiễm Covid-19 trong một ngày tăng kỷ lục.
“Giới đầu tư đang theo sát động thái các bang (Mỹ) kích hoạt lại các hoạt động sản xuất kinh doanh. Số liệu thống kê của Công ty dịch vụ đặt chỗ nhà hàng trực tuyến OpenTable và qua ứng dụng của Apple cho thấy lượng khách đến nhà hàng tại Mỹ đã tăng trở lại”, Rodrigo Catril, chuyên gia ngoại hối cao cấp tại Ngân hàng Quốc gia Australia cho biết.
Chuyên gia này cũng cho rằng, nhà đầu tư đang dè chừng việc tái áp dụng các biện pháp chống dịch Covid-19 tại Mỹ, đồng thời nhắc lại bình luận mới đây của cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow rằng làn sóng Covid-19 thứ 2 vẫn chưa xuất hiện.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mức 97,2 thiết lập trước đó về 96,898. Đồng yên Nhật Bản biến động nhẹ so với phiên hôm qua và giao dịch ổn định quanh mức 106,90 JPY/USD, trong khi đô la Australia mạnh lên và trao tay 1 AUD “ăn” 0,693 USD so với mức 1 AUD/0,686 USD thiết lập hôm qua.
Giá dầu trên thị trường châu Á sáng nay đi lên. Dầu thô Brent giao kỳ hạn nhích giá 0,19% lên 43,16 USD/thùng, còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ tăng cao hơn 0,22% lên 40,82 USD/thùng.

-
Moody’s xếp hạng tín nhiệm nền kinh tế Mỹ ở mức AA1 -
Trung Quốc dỡ bỏ một số hạn chế xuất khẩu sang Mỹ, nhưng vẫn siết chặt đất hiếm -
Kinh tế Nhật Bản suy giảm mạnh hơn dự báo -
Fed cân nhắc điều chỉnh chiến lược khi lạm phát tạm thời lệch khỏi mục tiêu dài hạn 2% -
Triển vọng thỏa thuận hạt nhân Mỹ - Iran tác động sâu sắc đến thị trường dầu mỏ -
APEC cảnh báo tăng trưởng chậm lại do căng thẳng thương mại -
Tạm đình chiến thương mại Mỹ - Trung: Giải tỏa căng thẳng chuỗi cung ứng toàn cầu
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt