Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 27 tháng 04 năm 2024,
Ngấm đòn thuế, vua cá tra lỗ nặng
T.L - 28/10/2019 14:16
 
Thuỷ sản Hùng Vương (HVG) vừa công bố Báo cáo tài chính riêng lẻ niên độ 2018-2019 với mức lỗ lũy kế cả niên độ là 195 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 200 tỷ đồng (trước thuế). Doanh thu từ xuất khẩu giảm 50% trong khi nhiều nguồn thu khác không còn hoặc sút giảm mạnh khiến đường trở lại thời hoàng kim một thời của “vua cá tra” Dương Ngọc Minh trở nên mịt mù.
Nghe bài viết này tại đây :

Niên độ tài chính của Hùng Vương bắt đầu tư 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau. Trong quý IV niên độ 2018-2019 (từ 1/7/2019 đến 30/9/2019), kết quả kinh doanh của công ty tiếp tục sa sút.

Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý IV chỉ còn 287 tỷ đồng, giảm 79% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp quý IV về bán hàng và cung cấp dịch vụ âm 23,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 94,5 tỷ đồng. Doanh thu tài chính quý VI chỉ 3 tỷ đồng trong khi chi phí tài chính lên tới gần 38,7 tỷ đồng (riêng chi phí lãi vay là 31,5 tỷ đồng). Sau khi khấu trừ các chi phí, trong quý 4 niên độ, HVG lỗ hơn 84 tỷ, cùng kỳ lãi 166 tỷ đồng.

Lũy kế cả niên độ 2018-2019, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của HVG chỉ đạt  2.893 tỷ đồng, giảm 31,6% so với niên độ trước, chủ yếu là do giảm từ thị trường xuất khẩu. Cụ thể, doanh thu xuất khẩu trong niên độ chỉ đạt 711 tỷ đồng, bằng một nửa so với niên độ trước (giảm 50%). Doanh thu ở thị trường nội địa đạt 2.044 tỷ đồng, giảm nhẹ 10%.

Bên cạnh đó, việc bán gà đẻ trứng vàng (CTCP Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng) cho VinEco cũng khiến doanh thu của HVG giảm đột ngột. Trong niên độ, mảng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi không ghi nhận thêm đồng doanh thu nào trong khi niên độ trước trước mang về gần 390 tỷ đồng.

Sau khi cộng các thu nhập khác và khấu trừ mọi chi phí, lũy kế cả niên độ, Thủy sản Hùng Vương lỗ 195 tỷ đồng trước thuế trong khi cùng kỳ lãi 200 tỷ đồng.    

Như vậy, thuế chống bán phá giá đã giáng một đòn mạnh cho Thủy sản Hùng Vương. Cuối tháng 4/2019, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính lần thứ 14 (POR14) đối với các lô hàng cá tra nhập khẩu từ Việt Nam trong giai đoạn từ ngày 1/8/2016 đến 31/7/2017. Theo đó, mức thuế áp dụng cho CTCP Hùng Vương tăng "sốc" từ 0 USD/kg trong kết quả sơ bộ lên tới 3,87 USD/kg, mức cao nhất trong số danh sách công ty xuất khẩu cá tra vào Mỹ.  

Từng là “vua cá tra” một thời, song thời gian qua, Thủy sản Hùng Vương đã phải bán dần tài sản và các công ty con để trả nợ. Các cổ đông mong đợi báo cáo tài chính hợp nhất của HVG sẽ khả quan hơn nhờ kết quả hoạt động của các công ty con, công ty liên kết. Hiện nay, HVG đang đầu tư vào 7 công ty con và 7 công ty liên doanh, liên kết. Tuy nhiên, nhiều công ty con của HVG cũng đang rơi vào cảnh thua lỗ. 

Tại Đại hội đồng cổ đông của HVG đầu năm nay, ông Dương Ngọc Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty khi đó dự đoán, kết luận chính thức của POR14 sẽ giữ nguyên như kết quả sơ bộ (thuế 0%) và kỳ vọng, HVG có thể quay lại mức doanh số 20.000 tỷ đồng vào cuối năm 2020.

Kế hoạch năm 2019 được HVG đề ra là doanh thu dự kiến 4.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng là chưa bao gồm yếu tố POR14. Ông Minh cho rằng, đây là con số kế hoạch dựa trên yếu tố bất lợi nhất.  

Thủy sản Hùng Vương dự kiến lãi 100 tỷ đồng trong năm 2019
Công ty cổ phần Hùng Vương (Mã: HVG) cho biết, ngày mai (22/2), Công ty sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019 để bàn về kế...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư