Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 26 tháng 11 năm 2024,
Ngân hàng câu kéo khách bảo hiểm tỷ giá
Hà Tâm - 28/09/2013 07:30
 
Trong bối cảnh tỷ giá có khả năng biến động trong những tháng cuối năm, các ngân hàng đang tung ra các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá để câu kéo khách hàng.

Tỷ giá sẽ tăng vào quý IV?

Thông thường, cứ vào cuối năm, tỷ giá lại có xu hướng tăng mạnh. Ông Lê Quang Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cho rằng, quý IV/2013, tỷ giá sẽ chịu áp lực tăng do tính chất mùa vụ, nhu cầu thanh toán cao cuối năm…

Giao dịch ngân hàng luôn tăng lên dịp cuối năm. (Ảnh: Chí Cường)

Các doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu cũng cho hay, thời điểm này, cung - cầu ngoại tệ đang ổn định.

Tuy nhiên, bắt đầu từ tháng 10 tới, giao dịch USD sẽ tấp nập hơn để phục vụ nhu cầu mua bán ngoại tệ cuối năm.

Chính vì vậy, không loại trừ cuối năm nay, tỷ giá lại có “sóng” như những năm trước. Dù vậy, nhiều DN cho rằng, khả năng điều chỉnh tỷ giá khó xảy ra.

Dưới góc độ chuyên gia nghiên cứu, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, từ nay đến cuối năm, có thể NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá thêm 1%, nếu thị trường thực sự áp lực.

Tuy nhiên, những tuyên bố của NHNN cho thấy, điều chỉnh thêm tỷ giá là điều mà NHNN không mong muốn, vì vậy, khả năng lớn là NHNN sẽ kiên quyết giữ nguyên tỷ giá hối đoái những tháng cuối năm.

Dù áp lực tăng giá cuối năm là rất rõ, song các yếu tố hỗ trợ ổn định của tỷ giá cũng rất nhiều, như thâm hụt thương mại giảm đáng kể, dự trữ ngoại hối ở mức cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng, chính sách hạn chế cho vay ngoại tệ của NHNN…

Do đó, “sóng” tỷ giá sẽ diễn biến như thế nào những tháng cuối năm vẫn là một ẩn số, phụ thuộc không chỉ vào kinh tế trong nước.

Bảo hiểm tỷ giá: bớt rủi ro, giảm chi phí?

Trong bối cảnh tỷ giá có nguy cơ tăng như hiện nay, ông Lê Quang Trung cho rằng, các DN nên sử dụng sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá để tự bảo vệ.

“Khi tỷ giá có thể tăng, chịu rủi ro lớn nhất là các nhà nhập khẩu. Các DN nhập khẩu nên cân nhắc giữa mức độ thiệt hại do biến động tỷ giá và chi phí bảo hiểm rủi ro tỷ giá để quyết định có tham gia bảo hiểm tỷ giá hay không”, ông Trung khuyến cáo.

Hiện trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá để DN lựa chọn, như giao dịch kỳ hạn, giao dịch kỳ hạn gộp, giao dịch kỳ hạn kèm lệnh giới hạn, giao dịch ngoại hối kết nối tiền gửi… Một khi đã được bảo hiểm rủi ro tỷ giá, DN có thể toàn tâm, toàn ý tập trung cho công việc kinh doanh chính, thay vì chạy đôn, chạy đáo lo mua ngoại tệ, lo tỷ giá tăng.

Dù vậy, theo ông Lê Quang Trung, khách hàng mua sản phẩm bảo hiểm tỷ giá ở Việt Nam chủ yếu là các DN nước ngoài, trong khi đó, các DN Việt Nam thường chấp nhận chịu rủi ro tỷ giá, thay vì mua bảo hiểm. Lý giải về vấn đề này, giám đốc một DN sản xuất thức ăn chăn nuôi cho hay: “Phí cao quá, trong khi DN muốn tiết giảm tối đa chi phí. Hơn nữa, tỷ giá giai đoạn này có xu hướng ổn định, nên chúng tôi chưa tham gia mua bảo hiểm tỷ giá”.

Trước thắc mắc đó, phía ngân hàng cho rằng, mức phí mà các ngân hàng đưa ra rất cạnh tranh trong bối cảnh ngân hàng đua nhau giành khách. Hơn nữa, do ảnh hưởng của USD với kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn, VND lại không có khả năng chuyển đổi, nên ngân hàng không thể duy trì một mức phí quá rẻ, vì khi đó, ngân hàng sẽ phải chịu rủi ro lớn.

Tin vào sự ổn định của VND và tỷ giá
Trả lời phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn, ông Đinh Đức Quang, Giám đốc Bộ phận kinh doanh tiền tệ, Phòng kinh doanh vốn và ngoại tệ...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư