Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 14 tháng 09 năm 2024,
Ngân hàng rục rịch lên "mây"
Điện toán đám mây sẽ là yếu tố chủ chốt để chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ trong lĩnh vực tài chính, mà cả khối ngân hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ đối tác Fintech sẽ là những cơ hội tiềm năng.
Cuộc sống của giới trẻ ngày càng gắn chặt với công nghệ số
Cuộc sống của giới trẻ ngày càng gắn chặt với công nghệ số

Theo một nghiên cứu của Forrester Consulting được tiến hành quý I/2016, chuyên sâu trên 34 nhà hoạch định chính sách công nghệ thông tin hàng đầu trong lĩnh vực dịch vụ tài chính khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các tổ chức dịch vụ tài chính (FSI) ở khu vực này đang chịu áp lực rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả vận hành.

Tuy nhiên, bài toán này sẽ được giải đáp nếu áp dụng điện toán đám mây trong tiến trình chuyển đổi kỹ thuật số. Nghiên cứu này cũng chia sẻ rằng, hiện thời, dù các lãnh đạo nhận thức rất rõ chìa khóa thành công, nhưng khá nhiều tổ chức tài chính, bao gồm cả ngành ngân hàng trong khu vực, vẫn chưa nắm bắt triệt để tầm nhìn toàn diện bao gồm các định chế, quy tắc ngân hàng liên quan tới đám mây, để từ đó có thể lên kế hoạch, triển khai và tận dụng thành công sức mạnh điện toán đám mây.

Trong một công bố của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tháng 2/2017, hiện Việt Nam có gần 50 triệu người sử dụng Internet, đạt tỷ lệ 53% dân số. Trong tương lai gần, viễn cảnh là sẽ có khoảng 80 - 90% dân số Việt Nam sẽ sử dụng Internet, với 78% người sử dụng Internet mỗi ngày.

Như vậy, việc công nghệ hóa ngành ngân hàng để tăng độ phủ dịch vụ với những khách hàng tiềm năng sẽ là một xu hướng tất yếu. Trong đó, đầu tư dịch vụ e-banking và hợp tác với các đối tác công nghệ tài chính (Fintech) nhằm xây dựng mô hình ngân hàng số là 2 xu hướng rõ rệt.

Có nhiều câu hỏi được đưa ra về việc Fintech liệu có “lấy hết” các lợi nhuận từ ngành ngân hàng hay không và sự cạnh tranh sẽ thế nào?

Mới đây, tháng 4/2017, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức hội nghị mang tên “Fintech, các xu hướng và khuyến nghị với Ngân hàng Nhà nước”, nhằm hỗ trợ chia sẻ, trao đổi thông tin, kinh nghiệm liên quan tới các đối tác Fintech.Trong phần thuyết trình của mình, bà Lesly Goh, lãnh đạo cao cấp khối Dịch vụ tài chính, Microsoft châu Á - Thái Bình Dương, đã trình bày về tầm nhìn và những xu hướng ứng dụng điện toán đám mây trong khối FSI tại khu vực, đồng thời chia sẻ kiến thức và nhận thức của khối FSI thông qua những trường hợp tiêu biểu trong ngành ngân hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng các quy định của ngành liên quan đến đám mây. Phần thuyết trình cũng phân tích về tác động của mối quan hệ đối tác giữa Fintech và ngành tài chính, khối ngân hàng, những cơ hội tiềm năng khi phát triển và áp dụng nền tảng điện toán đám mây hiện tại và tương lai.

Theo những phân tích từ các nghiên cứu đầu năm 2016 và 2017 kể trên, việc vận hành theo định hướng tích hợp cùng Fintech và triển khai lực lượng lao động ngân hàng “Fintech-like” sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía.

Bà Lesly Goh, lãnh đạo cao cấp khối Dịch vụ tài chính, Microsoft châu Á - Thái Bình Dương trình bày về những xu hướng ứng dụng điện toán đám mây
Bà Lesly Goh, lãnh đạo cao cấp khối Dịch vụ tài chính, Microsoft châu Á - Thái Bình Dương trình bày về những xu hướng ứng dụng điện toán đám mây

Lúc này, toàn thể hệ thống ngân hàng sẽ là những nhà cung cấp nền tảng và công cụ, còn các đối tác Fintech sẽ giúp tạo nên những dịch vụ tiện ích phong phú cho khách hàng. Việc hợp tác sẽ mang lại những cơ hội mới mẻ, giúp cung cấp công nghệ phong phú và luôn cập nhật, đi kèm những dịch vụ tối ưu nhất mà vẫn an toàn an ninh cho khách hàng cả khối doanh nghiệp cũng như cá nhân.

Dù vậy, hợp tác Fintech cũng sẽ mang lại những thay đổi về mặt kiến trúc vận hành, gây ra một số biến đổi nhất định. Cụ thể hơn, khi tích hợp Fintech, các đơn vị sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, từ chính sách, quy định quản lý, đến vai trò của cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công…

Cũng theo bà Lesly Goh, số hóa ngành ngân hàng trong khu vực cùng xu hướng dịch chuyển lên đám mây đã thúc đẩy việc phát triển hệ sinh thái Fintech châu Á - Thái Bình Dương sôi động hơn bao giờ hết. Ngành ngân hàng Việt Nam với sự năng động vốn có, kèm hỗ trợ sát sao từ Chính phủ, đã bứt phá cùng hệ sinh thái Fintech đa dạng.

Khi kết hợp với Fintech, sẽ tồn tại những thách thức mà hiện thời khối ngân hàng đang dè dặt thử nghiệm, trong đó những đòi hỏi về các quy trình bảo mật và riêng tư, về quy định tuân thủ, hay độ tin cậy với các nền tảng công nghệ, luôn là câu hỏi chủ chốt được đặt ra.

Có thể thấy, sự hợp tác này đã đem lại những dịch vụ tối ưu, với nhiều tiềm năng tương lai cho khách hàng trong nước. Xa hơn, trong tương lai, hợp tác sẽ giúp mở rộng và mang lại cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, những công dân chưa có cơ hội chạm đến các dịch vụ ngân hàng và đang sử dụng các thiết bị di động.

Tuy nhiên, khi kết hợp với Fintech, sẽ tồn tại những thách thức mà hiện thời khối ngân hàng đang dè dặt thử nghiệm. Những đòi hỏi về các quy trình bảo mật và riêng tư, về quy định tuân thủ, hay độ tin cậy với các nền tảng công nghệ, luôn là câu hỏi chủ chốt được đặt ra trong các phiên hội thảo.

“Việc bóc tách học hỏi kinh nghiệm về các chính sách dành cho Fintech, cũng như những chính sách dành cho đám mây từ khu vực sẽ có nhiều lợi ích. Và đội ngũ Microsoft, với bề dày kinh nghiệm trên cả 2 lĩnh vực này, sẽ sẵn sàng chung tay cùng ngành ngân hàng Việt Nam”, bà Lesly Goh nói.

Cũng theo bà Goh, để nâng cao vị thế của khối ngân hàng và có thể thu được nhiều lợi ích nhất cho cả khách hàng cũng như ngân hàng, đòi hỏi hệ thống ngân hàng phải trao quyền cho nhân sự thông qua những nền tảng và công cụ linh hoạt hơn, nhưng vẫn phải bảo mật và có năng suất tối ưu nhất. Nền tảng Microsoft Azure và Office 365 sẽ đảm nhiệm tốt những nhiệm vụ này.

Hiện nay, những ngân hàng tiêu biểu trong khu vực đã thành công trong việc kết hợp với Fintech và thành công trong quá trình tích hợp lực lượng lao động Fintech có thể liệt kê là DBS Bank (Singapore), Indian Central Bank (Ấn Độ), Heartland Bank (New Zealand) và tại Việt Nam là VPBank.

Trong một phỏng vấn thuộc khảo sát, ông David Gledhill, Giám đốc Công nghệ và vận hành DBS Bank cho biết: “Vài năm gần đây, chúng tôi đã có những khởi đầu tốt nhằm tạo ra một lực lượng kiểu Fintech, tập trung để làm cho trải nghiệm của khách hàng đơn giản hơn và liền mạch hơn. Nhờ tiên phong ứng dụng công nghệ đám mây, nhân viên của chúng tôi có thể mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng”.

Ngân hàng DBS Singapore hiện đã triển khai thành công nền tảng đám mây của Microsoft, bước đầu là Office 365 cho hơn 1.000 nhân sự và trong năm nay sẽ triển khai cho 22.000 nhân sự trên 18 thị trường.

Như vậy, việc hợp tác giữa ngân hàng và Fintech sẽ là xu hướng và nếu nắm bắt tốt, đây sẽ là cơ hội để phát triển tiềm năng mở rộng tới đối tượng khách hàng hoàn toàn mới. Trước những lo ngại rằng, hệ sinh thái Fintech có thể sẽ cạnh tranh và chia sẻ thị phần với khối ngân hàng trong công cuộc số hóa và xu hướng dịch chuyển lên "đám mây", thì việc định hướng chiến lược song song với đưa ra những khung thể chế để khối ngân hàng vận hành nền tảng, công cụ, từ đó tận dụng tốt những tiện ích tối ưu từ hệ sinh thái Fintech, sẽ là chìa khóa để thành công.

Nỗi niềm của CEO ngân hàng: Làm việc, làm việc và làm việc…
7h15 sáng, tại một quán café lớn trên đường Lý Thường Kiệt, hình ảnh không mấy xa lạ với nhân viên phục vụ tại đây khi CEO của một ngân hàng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư