Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 08 tháng 05 năm 2024,
Ngân hàng số chinh phục khách hàng
Trần Mạnh - 16/06/2017 14:39
 
Chiến lược đầu tư vào ngân hàng số của nhiều ngân hàng đang phát huy hiệu quả, khi thói quen của khách hàng thay đổi với nhu cầu trải nghiệm tiện ích công nghệ ngày càng tăng.
Ngoài chi phí đầu tư hệ thống ATM, mỗi năm, TPBank vẫn “rót” hàng trăm  tỷ đồng cho hạ tầng công nghệ.
Ngoài chi phí đầu tư hệ thống ATM, mỗi năm, TPBank vẫn “rót” hàng trăm tỷ đồng cho hạ tầng công nghệ.

Chiều khách hàng

Mới đây, Ngân hàng TPBank cho ra mắt sản phẩm TPBank eBank BIZ version 3.0 dành cho doanh nghiệp. Sản phẩm này được bổ sung nhiều giải pháp đột phá mang tính cách mạng trong dịch vụ ngân hàng điện tử, giúp khách hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng từ các thiết bị điện tử, xác nhận giao dịch bằng chữ ký số mà không cần tới ngân hàng. Phiên bản này do Ngân hàng tự nghiên cứu, phát triển dựa trên tiêu chuẩn lập trình quốc tế.

Ngay từ khi ra mắt, sản phẩm mới của TPBank đã được nhiều khách hàng lựa chọn trải nghiệm và phản hồi tích cực. Bà Trần Thị Hồng Thắm, đại diện Công ty cổ phần Pharmatopes Việt Nam cho hay, TPBank eBank BIZ version 3.0 rất thân thiện, đáp ứng hầu hết nhu cầu của các doanh nghiệp một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian, chi phí. Ngoài ra, việc mua bán ngoại tệ, chuyển tiền quốc tế trực tuyến qua eBank BIZ version 3.0 cũng rất thuận lợi.

Tính năng vượt trội nhất của TPBank eBank BIZ V3.0 là tích hợp chữ ký số trong giao dịch điện tử, giúp nâng cấp đáng kể độ bảo mật cho phiên bản này. Cụ thể, TPBank đã tích hợp giải pháp này vào phiên bản eBank BIZ mới, cho phép khách hàng sử dụng chữ ký số để xác thực giao dịch, có mức độ bảo mật cao hơn hẳn so với các phương thức xác thực truyền thống như thiết bị Hard Token, eToken hay SMS OTP.

Các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng chữ ký số để ký các loại hồ sơ, biểu mẫu, chứng từ, tài liệu giao dịch với ngân hàng, có giá trị tương đương bản gốc, được pháp luật thừa nhận và bảo hộ, thay vì phải trực tiếp mang bản gốc đến ngân hàng. Việc sử dụng chữ ký số cho xác thực giao dịch hoặc ký các hồ sơ, chứng từ… rất đơn giản.

Ông Khúc Văn Họa, Phó tổng giám đốc, kiêm Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp của TPBank cho biết: “Phiên bản eBank BIZ v3.0 được cập nhật là sự phản hồi tích cực của TPBank từ việc lắng nghe các trải nghiệm của khách hàng và là một giải pháp hoàn hảo, sử dụng đơn giản, thuận tiện trong thực hiện các giao dịch trực tuyến toàn cầu”. 

Gần đây, TPBank liên tiếp ra mắt các sản phẩm công nghệ mới. Tháng 2/2017, Ngân hàng đã ra mắt mô hình ngân hàng tự động đầu tiên tại Việt Nam (Live Bank). Được đông đảo khách hàng đón nhận, TPBank đang lập kế hoạch mở rộng mô hình này. Ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank cho hay, dự kiến tháng 8 tới, TPBank sẽ có 50 điểm đặt máy Live Bank trên toàn quốc và đến cuối năm sẽ có 100 điểm đặt máy Live Bank, dù kế hoạch ban đầu chỉ là 50 máy.

Chi phí đầu tư ngân hàng số rẻ hơn

Theo đánh giá của ông Nguyễn Mạnh Hùng, Cục trưởng Cục Công nghệ tin học (Ngân hàng Nhà nước), TPBank là điểm sáng của ngành ngân hàng trong phát triển ngân hàng số.

Thực tế, trên thị trường, xét về các sản phẩm ngân hàng có hàm lượng công nghệ cao, TPBank đang dẫn đầu.

Được biết, chi phí đầu tư cho các sản phẩm công nghệ hay lắp đặt máy Live Bank không hề nhỏ (mỗi máy phải đầu tư chi phí lên tới hàng tỷ đồng), song theo lãnh đạo TPBank, chi phí cho đầu tư ngân hàng số vẫn rẻ hơn ngân hàng truyền thống.

“Với ngân hàng hạn chế về số lượng hệ thống mạng lưới như TPBank, việc phát triển các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng số sẽ giúp ngân hàng tiếp cận được khách hàng nhanh hơn, nhiều hơn. Hiện nay, có tới 2/3 giao dịch ở TPBank được thực hiện qua kênh điện tử. Hơn nữa, chi phí đầu tư cho kênh ngân hàng điện tử vẫn rẻ hơn kênh ngân hàng truyền thống”, ông Hưng nói.

Quả thực, theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, đầu tư xây dựng một chi nhánh ngân hàng với đội ngũ nhân viên hùng hậu, cùng cơ sở hạ tầng, hệ thống máy móc… sẽ rất tốt kém. Trong khi đó, với ngân hàng điện tử, nếu có hệ thống công nghệ tốt và các sản phẩm tiện tích, thì ngân hàng có thể cùng lúc phục vụ hàng triệu khách hàng mà không cần quá nhiều nhân viên.

Ngoài hiệu quả kinh doanh, phát triển ngân hàng số cũng phục vụ mục tiêu phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ. “Chúng tôi hướng đến việc thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mới trong các giao dịch ngân hàng”, ông Nguyễn Hưng khuyến cáo.

Được biết, không kể chi phí đầu tư hệ thống ATM ban đầu, hiện mỗi năm, TPBank vẫn “rót” hàng trăm tỷ đồng cho hạ tầng công nghệ. Tuy vậy, để khuyến khích khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, Ngân hàng vẫn mạnh tay miễn giảm phần lớn các loại phí dịch vụ khi giao dịch trên ATM hay hệ thống Live Bank.

Phát triển ngân hàng số - lợi nhuận đi kèm rủi ro
Cùng với làn sóng công nghệ số ngày càng lan tỏa mạnh, đòi hỏi các nhà băng phải đầu tư phát triển ngân hàng số. Nhưng nếu không có sự đầu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư