Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Ba, Ngày 19 tháng 03 năm 2024,
Ngân hàng VDB: Hoạt động khó khăn, doanh thu giảm, chi phí tăng
T.L - 05/07/2022 12:50
 
Toàn bộ 100% dư nợ cho vay xuất khẩu và hơn 40% tổng dư nợ tín dụng đầu tư (cho vay trung, dài hạn) của ngân hàng VDB là nợ quá hạn do thiếu cơ chế xử lý rủi ro.

Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cho thấy, về huy động vốn, năm 2021, ngân hàng huy động được 11.247 tỷ đồng vốn có kỳ hạn, trong đó phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là 10.500 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/12/2021, tổng số dư vốn huy động của VDB là 97.275 tỷ đồng, trong đó riêng vốn huy động từ phát  hành  trái  phiếu  được  Chính  phủ  bảo  lãnh  là   91.808  tỷ  đồng,  chiếm  95%  tổng vốn huy  động  có  kỳ  hạn.  

Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng tài sản của ngân hàng là 248.000 tỷ đồng, giảm 10,4%. 

Cụ thể, năm 2021, thu từ lãi của ngân hàng là hơn 4.000 tỷ đồng, giảm 10,4%; thu ngoài lãi đạt 2.730 tỷ đồng, giảm 16,5%. Cả năm, tổng thu nhập hoạt động của VDB đạt 6.871 tỷ đồng (giảm 13%), trong khi tổng chi phí lên tới 7.476 tỷ đồng.

VDB bắt đầu lỗ từ năm 2013, đến năm 2015 thì số lũy kế này phình lên 1.072 tỷ đồng, con số này tăng lên 3.306 tỷ đồng năm 2016, 6.189 tỷ đồng năm 2019, 7.300 tỷ đồng cuối năm 2020. 

d
Lỗ lũy kế của VDB từ năm 2015 đến hết năm 2021.

Đặc biệt, chất lượng tín dụng của VDB vẫn đứng ở mức báo động. Cụ thể, tính đến hết năm 2021, tổng dư nợ cho vay xuất khẩu của ngân hàng là 3.251 tỷ đồng. Dư nợ cho vay đầu tư (trung, dài hạn) là 54.780 tỷ đồng, thì trong đó nợ quá hạn chiếm hơn 40% (hơn 22.100 tỷ đồng). Trong đó, có nhiều khoản nợ có nguy cơ cân đối tài chính.  Riêng hoạt động cho vay lại ODA có dư nợ lớn nhất, nợ xấu thấp (hơn 2%).

Tổng nợ quá hạn của VDB cuối năm 2021 là trên 13%, dù đã giảm so với mức nợ quá hạn 17,2% cuối năm 2018.

Nhìn vào hoạt động năm 2021, có thể thấy, ngân hàng tập trung vào thu nợ hơn là giải ngân mới. Cụ thể, về tín dụng đầu tư, năm 2021, ngân hàng giải ngân  323  tỷ  đồng cho các dự án chuyển tiếp. Thu nợ gốc từ lĩnh vực này là 6.727 tỷ đồng, thu nợ lãi là  2.437 tỷ đồng.

Về tín dụng xuất khẩu, năm 2021, ngân hàng không giải ngân mới mà chỉ tập trung thu hồi nợ với kết quả thu hồi 69,1 tỷ đồng nợ gốc và 47,7 tỷ đồng nợ lãi.

Về hoạt động cho vay lại vốn nước ngoài không chịu rủi ro, tính đến 31/12/2021, VDB đang quản lý  339 dự án/khoản vay cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ theo Hợp đồng ủy quyền của Bộ Tài chính với tổng số vốn cam kết là 17.033,1 triệu USD, dư nợ tương đương 135.300 tỷ đồng. Giải ngân trong năm 2021 là 4.866 tỷ đồng. Thu nợ gốc: 12.595 tỷ đồng. Thu nợ lãi và dự phòng rủi ro: 2.673 tỷ đồng. Thu phí cho vay lại Bộ Tài chính: 120,5 tỷ đồng. Thu phí cho vay lại VDB (bao gồm trích 1,5%/thu hồi nợ): 276,1 tỷ đồng.

Về hoạt động cho vay vốn của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài, đến hết năm 2021, VDB đang quản lý 1 dự án cho vay vốn của Chính phủ Việt Nam ra nước ngoài với số vốn cam kết 43 triệu USD, dư nợ tương đương 299 tỷ đồng. Thu nợ gốc trong năm 2021 là 49,6 tỷ đồng, thu nợ lãi: 2,9 tỷ đồng.

Về hoạt động bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại, ssố chứng thư bảo lãnh còn hiệu lực đến 31/12/2021 là 43 chứng thư với giá trị vốn vay cam kết là 735,2 tỷ đồng, dư nợ gốc tại ngân hàng thương mại là 393,4 tỷ đồng, nợ lãi là 583 tỷ đồng. Trong năm 2021, VDB đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với 01 khoản bảo lãnh với số tiền là 45,3 tỷ đồng. Thu nợ gốc nợ bắt buộc trong năm 2021 là 41,2 tỷ đồng, thu nợ lãi nợ bắt buộc: 1,51 tỷ đồng. Dư nợ bảo lãnh bắt buộc đến 31/12/2021 là 708 tỷ đồng.

Theo VDB, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, trong đó có các doanh nghiệp vay vốn tại VDB: tiến độ thực hiện dự án bị kéo dài dẫn đến việc VDB không thể giải ngân theo kế hoạch, nguồn thu của các doanh nghiệp gặp khó khăn kéo theo việc trả nợ VDB gặp khó khăn,...  

Mặc dù hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01 và các thông tư sửa đổi về cơ cấu nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, VDB không nằm trong đối tượng được hưởng chính sách này.

Năm 2021, VDB đã có các văn bản báo cáo cấp có thẩm quyền đề xuất các giải pháp hỗ trợ các dự án, khách hàng vay vốn tín dụng đầu tư bị ảnh hưởng bởi dịch Covid 19, tuy nhiên đến nay vẫn chưa triển khai được do cần phải ban hành đồng bộ chính sách về tín dụng đầu tư, cơ chế xử lý rủi ro.

Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư