
-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD
![]() |
TPBank là một trong những ngân hàng được nới hạn mức tín dụng năm 2020. Ảnh: Đức Thanh |
Sẵn sàng nới room tín dụng
Theo số liệu đưa ra từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến ngày 28/7, huy động vốn toàn ngành ngân hàng tăng 5,31%, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,13%).
Theo ông Lê Minh Hưng, Thống đốc NHNN, việc nới room tín dụng cho một số ngân hàng có điều kiện tăng trưởng lành mạnh đã được thực hiện từ đầu tháng 7/2020 nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế. Techcombank, VIB, VPBank, TPBank, Sacombank đều đã được NHNN cho phép nâng room tín dụng. Trong top được tăng trưởng tín dụng cao nhất là Techcombank, VPBank, được nâng hạn mức tín dụng năm 2020 lên 19-23%. MBB cũng được điều chỉnh room tín dụng từ 11,75% lên 20%. Sacombank được nới room lên 14%.
Chuyên gia tài chính Huỳnh Trung Minh cho rằng, việc NHNN tạo điều kiện nới chỉ tiêu tín dụng cho các tổ chức tín dụng là hợp lý, nhưng các ngân hàng phải đảm bảo được hiệu quả khi cho vay. Muốn cho vay hiệu quả, thu hồi được vốn, ngân hàng phải tìm được các dự án hiệu quả để giải ngân.
Hiện ngân hàng tập trung tái cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN. Tính tới giữa tháng 6/2020, tổng số dư nợ ngân hàng tái cơ cấu đạt 172.000 tỷ đồng, tương đương 2% tổng dư nợ.
Tín dụng sẽ tăng nửa cuối năm?
Theo báo cáo của Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC), nhiều ngân hàng được nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng lên mức cao, song tăng trưởng tín dụng năm nay chỉ ở mức 9%. Các ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay vào cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), tập trung cho vay doanh nghiệp lớn có sức đề kháng vượt qua đại dịch.
Về vấn đề này, Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết, NHNN nới room tín dụng cho một số ngân hàng, nhưng tín dụng toàn hệ thống sẽ tăng dưới 10% trong năm 2020.
Trong khi đó, Trung tâm Chứng khoán SSI (SSI Research) vừa có báo cáo đánh giá triển vọng ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2020 với nhận định, tăng trưởng tín dụng chậm lại trong nửa cuối năm nay. Ước tính, đến cuối tháng 7/2020, tổng tín dụng tăng nhẹ 3,7% so với đầu năm, bằng một nửa mức tăng trưởng 7,5% của cùng kỳ năm 2019.
Với nhận định trên, SSI Research ước tính, tăng trưởng tín dụng năm 2020 sẽ trong khoảng 7,5 - 8,5%, thấp hơn mục tiêu tăng trưởng tín dụng ban đầu của NHNN là 11-14% so với cùng kỳ năm trước. Nhu cầu tín dụng có thể tiếp tục suy yếu do cả nước đang đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ hai, trong khi các ngân hàng có thể sẽ không hạ tiêu chí cấp tín dụng.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng tín dụng thấp trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các ngân hàng cẩn trọng khi giải ngân và nhu cầu vay đi xuống. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn muốn có thêm dư địa cho vay để đón đầu mùa kinh doanh cuối năm.
Tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm cho rằng, do ảnh hưởng của Covid-19, cầu vốn của khách hàng không tăng đột biến. Hạn mức tín dụng của Sacombank được cấp đầu năm nay chỉ có 9% và gần 6 tháng đầu năm nay, dư nợ tín dụng của Ngân hàng đã xấp xỉ 6%. Vì vậy, room tín dụng chỉ còn lại 3%, nên Sacombank đã trình xin NHNN nới room lên 14% để có thêm dư địa cho vay trong thời gian từ nay đến cuối năm 2020.
Trong khi đó, với khối ngân hàng cổ phần có vốn nhà nước là BIDV, VietinBank, Vietcombank cũng như ACB, Eximbank không nới thêm room tín dụng. Lý do là dư địa cho vay của các ngân hàng này so với khối cổ phần còn rất lớn. Chẳng hạn, tại Agribank, chỉ cần tăng 1%, dư nợ có thể lên 10.000 tỷ đồng, xấp xỉ dư nợ của một ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ như Saigonbank (dư nợ cho vay khách hàng giảm 2,79%, đạt 14.151 tỷ đồng tính đến cuối tháng 6/2020).
Chuyên gia VCBS nhận định, nhu cầu tín dụng suy giảm trong ngắn hạn và các ngân hàng quy mô lớn trở nên thận trọng trong cho vay mới khiến nhu cầu tìm đến các ngân hàng cổ phần có nguồn vốn tốt thể hiện qua hệ số an toàn vốn (CAR).

-
Nhu cầu vay vốn tăng dần, tín dụng kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn nửa cuối năm 2025
-
Xu hướng của USD bị chi phối trong nửa cuối năm 2025
-
Khó có chuyện ngân hàng tùy tiện siết nợ; Cầu trú ẩn vào vàng giảm
-
Vietbank DigiBiz - Giải bài toán số hóa tài chính cho doanh nghiệp: Nền tảng dễ dùng, triển khai nhanh
-
Phát hành trái phiếu tháng 6/2025 cao kỷ lục, ngân hàng chiếm 80% lượng phát hành -
Tỷ giá USD/VND tiếp tục tăng nhiệt, nhiều ngân hàng bán ra 26.370 VND/USD -
ABBANK tạm dừng giao dịch điện tử với doanh nghiệp chưa định danh sinh trắc học -
Tín dụng đang tập trung vào nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và dịch vụ -
Agribank - Doanh nghiệp ESG Việt Nam xanh 2025 -
Cân bằng bài toán tỷ giá và lãi suất -
Ưu đãi lãi suất cho vay người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà xã hội
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower