
-
UOB Việt Nam tài trợ tín dụng thương mại xanh cho NAVICO
-
Đồng Pi bị thổi bay hơn 80% giá trị sau hơn 1 tháng lên sàn
-
Phát hành trái phiếu quý I/2025 thấp nhất 5 năm, riêng phát hành ra công chúng tăng tới 68%
-
NCB ghi nhận hơn 125 tỷ đồng lợi nhuận trong quý I/2025 nhờ chiến lược mới
-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng”
Tái cơ cấu ngân hàng: đã qua thời gian khó
Còn nhớ, vào cuối năm 2011, đầu năm 2012, nền kinh tế ở trạng thái “căng như dây đàn”, khi thanh khoản của hệ thống ngân hàng có nguy cơ bị vỡ do một số ngân hàng yếu kém đứng trước bờ vực phá sản.
![]() | ||
Ngân hàng PVComBank đã có tổng tài sản khoảng 100.000 tỷ đồng |
Việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đã trở thành vấn đề cấp bách, được cả hệ thống chính trị quyết liệt vào cuộc. Tại thời điểm đó, đã có hoài nghi về khả năng tái cơ cấu ngân hàng thành công.
Thế nhưng, chỉ sau chưa đầy 2 năm triển khai, giữa muôn trùng khó khăn, đặc biệt là sự chống đối của các cổ đông lớn, đến thời điểm này, về cơ bản, NHNN đã xử lý xong 9 ngân hàng yếu kém.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra của Cơ quan Thanh tra giám sát (NHNN) nhận định, sau gần 2 năm tái cơ cấu, khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng được cải thiện và bảo đảm; kỷ cương, kỷ luật của ngành ngân hàng từng bước được nâng cao; nguy cơ đổ vỡ hệ thống được ngăn chặn. “Cùng với đó, an toàn hệ thống, tiền gửi của người dân và tài sản của Nhà nước được bảo đảm. Những ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đầu năm 2012 đã được cơ cấu lại một bước quan trọng, dần đáp ứng các các tiêu chuẩn an toàn hoạt động”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Dĩ nhiên, vẫn còn một số ý kiến cho rằng, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng còn chậm, chưa vững chắc, song nếu so sánh với những lĩnh vực khác, rõ ràng tái cơ cấu ngân hàng đã có những chuyển động quyết liệt. Hơn nữa, hiệu quả tái cơ cấu không chỉ nhìn thấy ở 9 ngân hàng được cơ cấu lại, mà cao hơn là kỷ luật thị trường đã được thiết lập, tình trạng “đi đêm” hay “trên bảo dưới không nghe” đã không còn. Thêm vào đó, với sức khỏe của nền kinh tế và các ngân hàng thương mại hiện nay, những bước đi thận trọng của NHNN là cần thiết, bởi nếu mạnh tay có thể gây “già néo đứt dây” như lo ngại của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình.
Làn sóng M&A ngân hàng chưa dừng lại
Trong hai năm qua, giải pháp tái cơ cấu mà NHNN và các ngân hàng thương mại áp dụng nhiều nhất là M&A. Trao đổi tại Diễn đàn M&A năm 2013 do Báo Đầu tư tổ chức tại TP.HCM, bà Nguyễn Thị Hòa, Vụ trưởng Vụ Cấp phép các tổ chức tín dụng và hoạt động ngân hàng (NHNN) đã khẳng định, chủ trương đẩy mạnh tái cấu trúc ngân hàng đã khiến hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng trở nên sôi động.
Bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc Dịch vụ tài chính ngân hàng của Công ty Ernst & Young Việt Nam cũng cho rằng, M&A là con đường ngắn nhất để các ngân hàng thoát khỏi khủng hoảng, tái cơ cấu thành công.
Tuy nhiên, làn sóng M&A trong lĩnh vực ngân hàng thời gian qua không chỉ do áp lực tái cơ cấu. TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia nhận xét, xu thế kinh doanh mới của các ngân hàng hiện nay là hình thành ngân hàng lớn, chỉ có ngân hàng lớn mới tồn tại được.
“Nói cách khác, chỉ các ngân hàng đủ lớn mới có bộ máy quản lý đủ mạnh để thực thi tất cả yêu cầu mới của NHNN về thực hiện các chuẩn mực quốc tế về nợ xấu, về an toàn hoạt động...”, ông Nghĩa khẳng định.
Với xu hướng tạo ra “ngân hàng lớn” của thị trường, rõ ràng, các ngân hàng nhỏ sẽ không còn đất để hoạt động. Trong bối cảnh này, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, các ngân hàng nhỏ, dù không nằm trong diện tái cấu trúc bắt buộc cũng phải nhanh chóng tìm đối tác chiến lược để sáp nhập, hình thành ngân hàng lớn hơn, khoẻ hơn.
Đối tác mới một mặt phải chuyển giao được công nghệ, năng lực quản trị, mặt khác phải có tiềm lực tài chính để “gánh” được các chi phí của ngân hàng hậu M&A, đồng thời đảm bảo cho ngân hàng có được phân.
Thùy Liên

-
Eximbank đồng hành cùng doanh nghiệp “vượt sóng” kinh tế toàn cầu -
Nới lỏng tiền tệ, lo tín dụng chạy theo “lượng” -
Chubb Life mở rộng chiến lược tiếp cận và chăm sóc khách hàng -
Đã có 26 ngân hàng giảm lãi suất, có ngân hàng giảm 7 lần trong1 tháng -
Vàng thế giới giảm sâu, giá SJC về dưới 102 triệu đồng/lượng -
Năm 2025, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 9.000 tỷ đồng, không có kế hoạch mở rộng hệ sinh thái -
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận trên 21.000 tỷ đồng trước thuế năm 2025
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort