
-
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
-
Mận tam hoa mang lại thu nhập ổn định cho người dân vùng cao Sơn La
-
Hải Phòng chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững
-
Thúc đẩy hợp tác nông nghiệp Việt Nam - Venezuela -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi
Lồng ghép giới trong Thông tư dự toán ngân sách hàng năm sẽ là bước đi cụ thể để Việt Nam hiện thực hóa nguyên tắc bình đẳng giới, đồng thời góp phần thúc đẩy cải cách tài chính công theo hướng hiện đại và bao trùm, nhất là trong bối cảnh sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước vào năm 2025.
Thực trạng bình đẳng giới tại Việt Nam
Việt Nam đã có nhiều bước tiến về thúc đẩy bình đẳng giới trong thập kỷ qua. Điều này thể hiện rõ qua Báo cáo Chỉ số Khoảng cách Giới Toàn cầu 2024 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, Việt Nam tăng 11 bậc về chỉ số xếp bình đẳng giới, đứng thứ 72/146 quốc gia. Dù vậy, những khoảng cách vẫn còn: chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ, tỷ lệ phụ nữ giữ vị trí lãnh đạo còn khiêm tốn, hay gánh nặng công việc không lương mà phụ nữ đang gánh vác... Đây là thời điểm cần thúc đẩy ngân sách có trách nhiệm giới, nhằm đảm bảo mọi giới đều được hưởng lợi công bằng từ nguồn lực công.
![]() |
Ngân sách có trách nhiệm giới là công cụ thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững. Ảnh: shutterstock |
Ngân sách có trách nhiệm giới không phải là tạo ra một ngân sách riêng cho phụ nữ hay tài trợ cho các chương trình/ sáng kiến bình đẳng giới, mà là cách tiếp cận giúp đảm bảo các khoản chi tiêu công mang lại lợi ích công bằng cho cả nam và nữ.
Thông qua phân tích tác động giới của từng khoản chi và điều chỉnh phù hợp, Ngân sách có trách nhiệm giới giúp các nhà hoạch định chính sách nhận diện và thu hẹp khoảng cách giới đang tồn tại để điều chỉnh ngân sách đáp ứng tốt hơn nhu cầu khác biệt của từng nhóm. Tuy nhiên, tại Việt Nam, các bộ ngành và địa phương vẫn còn thiếu công cụ và hướng dẫn cụ thể để lồng ghép yếu tố giới vào toàn bộ chu trình ngân sách.
![]() |
Việc đưa yếu tố giới vào quy trình lập ngân sách giúp thu hẹp khoảng cách giới hiệu quả. Ảnh: shutterstock |
Bài học từ quốc tế: Kinh nghiệm thành công trong việc triển khai Ngân sách có trách nhiệm giới
Thực tiễn từ quốc tế đã chỉ ra rằng, Ngân sách có trách nhiệm giới có thể tạo ra tác động tích cực và trở thành động lực cải cách tài chính công toàn diện. Dự án Tăng Cường quản lý tài chính công tại Việt Nam, đồng tài trợ bởi Liên minh Châu Âu và chính phủ Đức, thông qua Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) đã triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ- từ nghiên cứu thực trạng tại Việt Nam đến cung cấp kinh nghiệm quốc tế nhằm hỗ trợ quá trình xây dựng và triển khai các chính sách tài chính công có trách nhiệm giới. Trong đó, có thể kể đến hai quốc gia có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khá tương đồng với Việt Nam là Rwanda và Indonesia.
Tại Rwanda, từ năm 2009, Bộ Tài chính và Kế hoạch Kinh tế đã yêu cầu tất cả cơ quan nhà nước trình báo cáo ngân sách hằng năm có nội dung về giới, bao gồm mục tiêu, hoạt động, phân bổ và kết quả chi tiêu liên quan. Các báo cáo này được công khai để người dân và các tổ chức giám sát có thể theo dõi, nhờ cách tiếp cận đơn giản này, Rwanda đã thu hẹp đáng kể khoảng cách giới trong giáo dục và y tế.
Tương tự, Indonesia là một hình mẫu tiêu biểu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương về triển khai Ngân sách có trách nhiệm giới. Năm 2000, Sắc lệnh Tổng thống đã được ban hành, yêu cầu lồng ghép giới trong mọi chính sách, chương trình và ngân sách của các cơ quan chính phủ, Ngân sách có trách nhiệm giới cũng đã được mở rộng từ cấp quốc gia đến địa phương.Tiêu biểu là việc xây dựng sổ tay NSTNG, thể chế hóa các công cụ phân tích giới trong toàn bộ chu trình ngân sách, sử dụng hệ thống KRISNA để theo dõi chi tiêu liên quan đến giới, và thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập ngân sách địa phương.
Thời điểm thuận lợi cho Việt Nam trong việc triển khai Ngân sách có trách nhiệm giới
Theo Ngân hàng Thế giới, trong năm 2025, 75% quốc gia sẽ phải cắt giảm chi ngân sách để đảm bảo ổn định tài khóa. Trong khi đó, theo Cơ quan Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, chỉ chưa đến 4% tổng viện trợ song phương toàn cầu được phân bổ cho các chương trình chuyên biệt về bình đẳng giới trong năm 2023. Trong bối cảnh toàn cầu thắt chặt chi tiêu công, phụ nữ là nhóm có nguy cơ cao bị ảnh hưởng tiêu cực trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Trong bối cảnh này, việc triển khai NSTNG càng trở nên cấp thiết để biến cam kết bình đẳng giới thành hành động thực tiễn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm.
Để hiện thực hóa Ngân sách có trách nhiệm giới, Bộ Tài chính cần đóng vai trò đầu mối, đảm bảo yếu tố giới được lồng ghép nhất quán và minh bạch trong toàn bộ chu trình ngân sách - từ lập kế hoạch đến giám sát và báo cáo. Trong đó, việc lồng ghép giới vào Thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm là bước then chốt. Đính kèm với Thông tư cần kèm theo biểu mẫu thu thập sử dụng số liệu phân tách theo giới, các chỉ số liên quan đến giới, cũng như hướng dẫn cụ thể về báo cáo đánh giá tác động giới. Đồng thời, các lĩnh vực và mục tiêu ưu tiên trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2021 - 2030 cũng cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch ngân sách. Bên cạnh đó, cần rà soát hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến lập kế hoạch và ngân sách dưới góc độ giới để kịp thời phát hiện những khoảng trống. Đồng thời, việc tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực về NSTNG trong hệ thống tài chính công là điều kiện cần thiết để đảm bảo triển khai hiệu quả và bền vững.
Trên thực tế, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ với bình đẳng giới và đang thúc đẩy cải cách tài chính công theo hướng hiện đại, minh bạch. Ngân sách có trách nhiệm giới chính là cầu nối tự nhiên giữa hai mục tiêu này. Với mốc sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2025 đang đến gần, đây là cơ hội thuận lợi để hành động. Việc triển khai đúng thời điểm và một cách nhất quán sẽ giúp Việt Nam trở thành hình mẫu trong khu vực về ngân sách có trách nhiệm giới, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển bền vững và bảo đảm công bằng cho mọi người dân.

-
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động -
Dự kiến lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải xe ô tô lưu hành ở Việt Nam -
TTC AgriS đẩy mạnh định hình hệ sinh thái tài chính chuỗi -
TTC AgriS hợp tác chiến lược với Bộ Nông nghiệp và Môi trường -
AgriS - MB: Giao điểm AgriTech và FinTech, định hình tài chính chuỗi giá trị nông nghiệp tương lai -
Quỹ Toyota Việt Nam xây dựng nhà vệ sinh cho các trường học vùng khó khăn -
Biên Hòa Consumer & UOB Venture Management: Cái bắt tay chiến lược vì tăng trưởng bền vững
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025
-
Herbalife đồng hành tổ chức Ngày Dinh dưỡng cộng đồng Việt Nam lần 4
-
Honeywell - Công nghệ lọc khí toàn diện cho cuộc sống đô thị