
-
Hoàn thiện thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn cho ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật
-
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp cần một chiến lược riêng
-
Sống xanh đang trở thành lựa chọn tự nhiên của người trẻ Hà Nội
-
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công
-
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng -
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh
Theo đó, ngân sách công dân, nếu được thực hiện đồng bộ cả về chiều sâu và chiều rộng trên mọi miền đất nước, sẽ giúp xây dựng một nền tài chính công khai, trách nhiệm và tạo điều kiện để người dân không chỉ hưởng thụ thành quả phát triển mà còn có cơ hội tham gia đóng góp ngay từ giai đoạn lập dự toán ngân sách.
![]() |
Trong bối cảnh cải cách tài chính công gắn với chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, việc phổ biến ngân sách công dân ngày càng cần thiết để hướng tới một nền tài chính minh bạch và vì cộng đồng. Ảnh: Lê Toàn |
Ngân sách nhà nước - tiền của người dân, phục vụ người dân
Ngân sách nhà nước là tổng thể các khoản thu chi tài chính do nhà nước quản lý để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Do tài liệu ngân sách thường mang tính kỹ thuật, ngân sách công dân (NSCD) ra đời nhằm tóm lược thông tin bằng ngôn ngữ đơn giản, hình ảnh trực quan, giúp người dân dễ tiếp cận và hiểu rõ nguồn thu, chi tiêu và chính sách tài khóa.
Theo khảo sát của Tổ chức Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), ngân sách công dân góp phần tăng sự tham gia của người dân, nâng cao hiệu quả chi tiêu công, củng cố niềm tin xã hội và thúc đẩy phát triển bền vững.
Tại Việt Nam, trong bối cảnh cải cách tài chính công gắn với chuyển đổi xanh và phát triển bền vững, việc phổ biến ngân sách công dân ngày càng cần thiết để hướng tới một nền tài chính minh bạch và vì cộng đồng.
![]() |
“Ngân sách công dân” giúp người dân cùng giám sát và xây dựng tài chính công minh bạch. Ảnh: Shutterstock |
Những bước đi tích cực của Việt Nam
Việt Nam đã có tiến bộ rõ rệt trong minh bạch ngân sách: Bộ Tài chính công bố báo cáo ngân sách công dân cấp quốc gia từ năm 2015, mở rộng nội dung từ 2019 thêm dự toán do Chính phủ trình Quốc hội và bổ sung báo cáo thu - chi theo quý từ 2022. Ở địa phương, số tỉnh công bố ngân sách công dân tăng từ 1 lên 26 (2018 đến 2022) theo khảo sát POBI.


Năm 2023, Việt Nam đạt 51/100 điểm về minh bạch ngân sách và 19/100 điểm về sự tham gia công chúng. Dù cho thấy nỗ lực rõ ràng của Chính phủ, vẫn còn những điểm có thể cải thiện thêm: việc công bố NSCD chưa bắt buộc, thiếu tiêu chuẩn thống nhất và tham vấn người dân còn hạn chế, khiến nhiều địa phương triển khai mang tính hình thức.
Bài học từ kinh nghiệm quốc tế
Nhằm hỗ trợ Bộ Tài chính dự án tăng cường quản lý tài chính công tại Việt Nam, tài trợ bởi Liên minh châu Âu và chính phủ Đức thông qua GIZ, đã triển khai chuỗi hoạt động hỗ trợ bao gồm nghiên cứu thực trạng, kinh nghiệm quốc tế, hỗ trợ Vụ Ngân sách Nhà nước xây dựng các báo cáo ngân sách công dân từ năm 2022.
Nam Phi - Dân chủ hóa ngân sách qua đồ họa
Nam Phi thiết kế "People's Budget Guide" (Giới thiệu về Ngân sách cho Người dân) - tài liệu chỉ 8 trang minh họa toàn bộ ngân sách bằng biểu đồ màu sắc dễ đọc, được phát rộng rãi qua truyền hình, đài phát thanh, trường học và các tổ chức xã hội. Khảo sát IBP năm 2021 cho thấy 72% người dân Nam Phi hiểu mục tiêu ngân sách và biết cách phản ánh nguyện vọng tới chính quyền.
Philippines - Tham vấn ý kiến người dân từ khâu lập dự toán
Bộ Tài chính mời các tổ chức xã hội như Hội phụ nữ, Hội nông dân, tổ chức LGBT+ tham gia phản biện dự toán ngay từ giai đoạn xây dựng. Cổng thông tin “Budget ng Bayan” công bố ngân sách theo tỉnh với chức năng góp ý trực tuyến giúp ngân sách ngày càng gắn kết với nhu cầu thực tế của người dân..
Mexico - Phổ cập ngân sách qua truyện tranh
Mexico cũng triển khai một cách tiếp cận sáng tạo: Bộ Tài chính nước này phát hành "Comics Budget" – truyện tranh về ngân sách dành cho học sinh cấp 2, giúp trẻ em và thanh thiếu niên hình thành ý thức tài chính và tạo nền tảng cho xã hội minh bạch.
Chìa khóa thay đổi: ba giải pháp cho Việt Nam
Từ thực tiễn trong nước và học hỏi kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam có thể cân nhắc một số giải pháp cụ thể sau:
Thể chế hóa: Quy định ngân sách công dân là tài liệu bắt buộc trong Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi, bắt buộc công bố cả ở trung ương và địa phương, kèm hướng dẫn từ Bộ Tài chính về tiêu chuẩn nội dung, thời điểm và hình thức công bố.
Chuẩn hóa: Báo cáo cần ngắn gọn, dễ hiểu, có đồ họa minh họa, trình bày rõ mục tiêu ngân sách, dự toán thu - chi, chính sách thuế, đầu tư, an sinh và kênh phản hồi cho người dân.
Phân cấp nội dung công khai: Cấp Trung ương, tỉnh công bố số liệu tổng hợp; cấp huyện, xã công khai chi tiết các khoản liên quan đến người dân. Đẩy mạnh công bố qua mạng xã hội và thiết lập cơ chế phản hồi rõ ràng.

-
Chuyển đổi phương tiện xanh: Hạ tầng là mắt xích quyết định thành công -
Khi phát triển bền vững bắt đầu từ con người và cộng đồng -
Nhựa Tiền Phong - Kiến tạo giá trị xanh bền vững -
Hà Nội sẵn sàng đầu tư mạnh cho giao thông xanh -
Ngóng chính sách “xanh” cho nhà đầu tư vào nông nghiệp -
Nông nghiệp tuần hoàn: Từ bài toán môi trường đến động lực tăng trưởng xanh -
Hà Nội sẽ tính toán, ưu tiên hỗ trợ người dân chuyển đổi phương tiện trong khu vực Vành đai 1
-
ABAC III Hải Phòng: Kết nối trí tuệ, chia sẻ tầm nhìn, khơi thông ý tưởng
-
Hướng đi mới của bất động sản Cửa Lò: Bắt nhịp phát triển đô thị biển
-
Công ty Biotion Hàn Quốc ký Biên bản Ghi nhớ với Viện nuôi trồng Thủy sản - Đại học Nha Trang về hợp tác kết nối đào tạo
-
Dòng vốn FDI dịch chuyển, bất động sản gần khu công nghiệp hưởng lợi
-
Acecook Việt Nam được vinh danh Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững tiêu biểu 2025
-
BSH khẳng định vị thế với hai trung tâm giám định bồi thường xe cơ giới Bắc - Nam