Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Ngành lâm nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2020 đạt từ 12,5 tỷ USD
Phương Anh - 04/01/2020 08:24
 
Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm 2020, toàn ngành lâm nghiệp đặt chỉ tiêu, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp khoảng 5-5,5%, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 12,5 tỷ USD.
.
Năm 2020, Tổng cục Lâm nghiệp đặt mục giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 12,5 tỷ USD.

Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2019, xuất khẩu lâm sản đạt 11,2 tỷ USD, tăng 19,2% so với năm 2018, vượt 6,6% so với kế hoạch (10,5 tỷ USD).

Xuất siêu lâm sản đạt 8,65 tỷ USD, cao nhất trong nhóm ngành hàng nông lâm sản xuất khẩu. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản.

Các thị trường xuất khẩu lâm sản chính gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU và Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu ước đạt 9,71 tỷ USD, chiếm 86,5% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới, đứng thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu lâm sản.

Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp cho biết, năm 2020, Tổng cục Lâm nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 42%. Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt từ 5-5,5%. Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt từ 12,5 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2019; khai thác rừng trồng tập trung đạt 20,5 triệu m3.

Ngành cũng tăng cường bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về lâm nghiệp, đảm bảo giảm 10% số vụ vi phạm và giảm 30% diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2019.

Để đạt mục tiêu trên, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ Triển khai các chương trình, đề án đã được Chính phủ phê duyệt, đặc biệt là thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Tổng cục Lâm nghiệp cũng tổ chức triển khai tốt Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT); thể chế hóa các cam kết, nâng cao năng lực cho các bên liên quan để thực thi hiệu quả Hiệp định, đặc biệt là thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định cho cộng đồng các doanh nghiệp và các hộ gia đình trồng rừng cũng như toàn xã hội.

Đánh giá kết quả của ngành lâm nghiệp, Thứ trưởng Bọ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn cho biết, trong năm 2018 và 2019, ngành Lâm nghiệp đã cắt giảm cơ bản các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp, là tiền đề quan trọng giúp các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi, thông thoáng đẩy mạnh xuất khẩu góp phần giúp ngành đạt con số kỷ lực 11,2 tỷ USD.

Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, năm 2020 là năm cuối cùng của Kế hoạch 5 năm 2016-2020, ngành lâm nghiệp phải cố gắng đạt được những chỉ tiêu cao hơn trong 4 năm qua. Đây cũng là năm căn bản để xây dựng kế hoạch cho 5 năm tới, thậm chí dài hơn.

“Tổng cục Lâm nghiệp phải tập trung cao độ, khẩn trương hoàn thành Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia; trình Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn năm 2045; Chương trình đầu tư công phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng Tổng cục Lâm nghiệp nên đưa ra thêm các chỉ tiêu về quản lý rừng bền vững hay những chỉ tiêu phục vụ tái cơ cấu ngành như giống cây lâm nghiệp để có sự kiểm soát tốt hơn. Cùng với đó, ngành cũng cần chủ động chuẩn bị các kịch bản xử lý các tình huống về thị trường, cháy rừng.

11 tháng năm 2019, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 19,5% so với cùng kỳ
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) lũy kế xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 11 tháng...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư