
-
Căng thẳng thương mại nóng lên từng ngày, doanh nghiệp cần chủ động ứng phó
-
Thách thức với ngành gỗ và nội thất trong mở rộng, tìm kiếm khách hàng
-
100.000 tấn gạo trắng Việt Nam sẽ xuất sang Bangladesh
-
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 -
Mận Úc chính thức vào Việt Nam
Mặc dù luôn phải đối mặt các chính sách bảo hộ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhưng nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn. Đồng thời, chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện đã giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.
Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), các chính sách thương mại đặc thù của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump có thể tạo ra cả cơ hội lẫn thách thức cho xuất khẩu thủy sản, đặc biệt là ngành hàng cá tra.
Hiện ngành cá tra Việt Nam kỳ vọng sẽ tăng sản lượng, khối lượng xuất khẩu và giá trị vào năm 2025, nhờ giá cả hấp dẫn và bối cảnh thương mại ngày càng có lợi hơn sau động thái áp thuế của Mỹ đối với Trung Quốc.
“Các doanh nghiệp Mỹ có thể chuyển hướng sang Việt Nam tìm đối tác cung ứng thủy sản thay thế cho nguồn cung thiếu hụt từ Trung Quốc. Ngoài ra, các doanh nghiệp Mỹ và cả các thị trường khác như Nhật Bản, Canada… cũng sẽ tìm kiếm đối tác gia công chế biến thủy sản ở Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ”, bà Hằng nhận định.
![]() |
Xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong năm 2025 dự báo có nhiều cơ hội. |
Bên cạnh đó, sản phẩm cá tra Việt Nam có thể thay thế thị phần cá rô phi của Trung Quốc vào Mỹ. Hiện nay, Mỹ nhập khẩu thủy sản từ Trung Quốc với trị giá từ 1,6-2 tỷ USD mỗi năm, tập trung vào các sản phẩm cá phile tươi/đông lạnh với giá trị từ 1-1,4 tỷ USD (chiếm khoảng 70%).
Việc Mỹ áp thuế bổ sung 10% đối với nhập khẩu từ Trung Quốc có thể khiến giá cá rô phi của Trung Quốc tiếp tục tăng, điều này làm giảm nhu cầu của nước này và như vậy dự báo sẽ có nhiều cơ hội hơn cho cá tra Việt Nam.
Về những tác động của chính sách thuế quan và thương mại Canada - Mỹ, bà Lê Hằng cho biết, mức thuế 25% Mỹ áp với hàng hóa Canada chắc chắn sẽ tác động giảm xuất khẩu thủy sản của nước này vào Mỹ. Một lượng lớn thủy sản sẽ chia sẻ vào các thị trường khác và Canada sẽ tăng xuất khẩu sang Việt Nam để gia công chế biến, xuất khẩu đi các thị trường khác.
Dù chưa thể đoán định được liệu thủy sản Việt Nam có bị áp thuế mới hay không và khi nào bị áp dụng vì còn phụ thuộc nhiều điều kiện, song chuyên gia của VASEP tin rằng cơ hội dường như nhiều hơn thách thức.
“Ngành thủy sản có thể nắm bắt và bứt phá nếu nguồn cung ứng nguyên liệu tốt về cả khối lượng và chất lượng. Trong bối cảnh tình hình thương mại quốc tế thay đổi liên tục, doanh nghiệp cần xây dựng các kế hoạch dự phòng, tránh tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng. Đồng thời xây dựng các kênh cung ứng bền vững và linh hoạt, bao gồm nguồn nguyên liệu trong nước và nhập khẩu nguyên liệu khi cần thiết để tránh tình trạng thiếu hụt”, Giám đốc truyền thông của VASEP khuyến cáo.

-
Ngành thuỷ sản dự đoán tăng xuất khẩu nhờ thuế quan của Mỹ -
100.000 tấn gạo trắng Việt Nam sẽ xuất sang Bangladesh -
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 -
Mận Úc chính thức vào Việt Nam -
Vietnam ETE & Greenergy Expo 2025 - Cầu nối giao thương cho các doanh nghiệp lĩnh vực điện và năng lượng -
Thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu dừa và sản phẩm từ dừa -
Việt Nam có thêm nông sản lọt nhóm hàng tỷ USD
-
COCO SOLAR cùng các đối tác "bắt tay" cung cấp giải pháp lắp đặt và trả chậm điện mặt trời
-
Schneider Electric khánh thành Phòng đào tạo xuất sắc đầu tiên
-
Dẫn đầu chuyển đổi số bất động sản, Meey Group tiếp tục khẳng định vị thế “top one” ngành proptech
-
SeABank thông báo mời thầu
-
BAC A BANK đồng hành phát triển cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2025
-
SeABank thông báo mời thầu