-
Tháng 12/2024 ghi nhận số doanh nghiệp trở lại thị trường tăng đáng kể -
TP.HCM vinh danh 29 doanh nghiệp đạt giải thưởng Thương hiệu Vàng năm 2024 -
Việt Nam vào top 15 nền kinh tế lớn châu Á: Doanh nghiệp muốn nắm cơ hội “ngàn năm có một” -
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa
Xuất khẩu gỗ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh tại Mỹ và châu Âu. Ảnh: Đ.T |
Khó khăn kép
Ảnh hưởng của Covid-19 ngày càng thấy rõ, khi thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, ký kết đơn hàng xuất khẩu mới của doanh nghiệp thuộc các ngành xuất khẩu chủ lực không mấy khả quan.
Thiếu việc làm trầm trọng do đơn hàng bị hoãn, hủy; phải cắt giảm công suất, thiếu dòng tiền… là tình cảnh chung của các doanh nghiệp dệt may, đồ gỗ, da giày, điện tử xuất khẩu.
Trong Báo cáo đánh giá tác động của Covid-19 gửi Thủ tướng Chính phủ cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Công thương nhận định, xuất khẩu gỗ sẽ chịu nhiều ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh tại Mỹ và châu Âu.
“Nhiều khách hàng từ Mỹ và châu Âu của ngành gỗ thông báo tạm thời chưa nhận hàng cho các đơn đã ký và chậm thanh toán tiền hàng; đồng thời, các đơn hàng mới cần phải đợi qua mùa dịch mới có thể ký kết”, Báo cáo cho biết.
Theo thông tin từ Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ các tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ, một phần nhờ các đơn hàng năm 2019. Tuy nhiên, từ 3 - 6 tháng tới, giá trị xuất khẩu chung sẽ giảm đáng kể, bởi tác động của Covid-19, do một số mặt hàng xuất khẩu có biến động mạnh.
Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores thừa nhận, do nhiều đơn hàng bị hoãn, hủy, trong khi đơn hàng mới chưa ký được, nên nhiều doanh nghiệp thiếu việc làm cho người lao động. Ngoài ra, ngành gỗ gặp khó khăn kép khi từ ngày 1/3/2020, Bộ Thương mại Hoa Kỳ chính thức tiếp nhận đơn khởi kiện của Liên minh Thương mại công bằng gỗ dán cứng Hoa Kỳ về điều tra chống lẩn tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đối với các mặt hàng ván dán và sản phẩm gỗ có sử dụng ván dán xuất khẩu từ Việt Nam.
“Nếu tình hình không được cải thiện, sau 1 - 2 tuần tới, doanh nghiệp ngành gỗ sẽ phải cắt giảm 70% công suất. Sau khoảng 3 - 4 tuần tới, hầu hết các doanh nghiệp sẽ ngừng hẳn sản xuất theo các đơn hàng xuất khẩu”, ông Lập nói.
Không riêng ngành gỗ, dệt may và da giày cũng đang trong tình thế vô cùng khó khăn. Từ nửa cuối tháng 3, nhiều khách hàng lớn từ Mỹ và EU đã đề nghị các doanh nghiệp dệt may, da - giày Việt Nam giãn, hoãn tiến độ giao hàng, chưa ký hợp đồng mới, thậm chí đề nghị hủy hợp đồng đã ký kết.
“Dự kiến, lượng đơn hàng trong tháng 4, tháng 5 của ngành dệt may, da giày bị giảm khoảng 70%; các đơn hàng mới từ tháng 6 trở đi chưa được đàm phán và khả năng phục hồi đơn hàng đến cuối năm 2020 sẽ rất chậm”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) dự báo.
Không dễ chuyển hướng xuất khẩu
Bộ Công thương đánh giá, những khó khăn về thị trường xuất khẩu nghiêm trọng hơn so với việc thiếu hụt nguyên phụ liệu từ Trung Quốc.
Giai đoạn đầu của dịch Covid-19, dù nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu từ Trung Quốc bị gián đoạn, nhưng các doanh nghiệp vẫn có thể duy trì sản xuất nhờ nguồn dự trữ. Tuy nhiên, nếu đơn hàng xuất khẩu sụt giảm mạnh trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ không có dòng tiền để quay vòng vốn, trang trải chi phí, trả lãi ngân hàng, khấu hao nhà xưởng, trả lương công nhân...
Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương) cho hay, cuối tháng 3/2020, dịch Covid-19 bùng phát mạnh ở châu Âu và Mỹ, khiến các nước này phải áp dụng những biện pháp nghiêm ngặt để hạn chế đi lại, tụ tập đông người. Việc hạn chế cùng với tâm lý lo ngại dịch bệnh, cắt giảm chi tiêu để lo phòng chống dịch dẫn đến nhu cầu mua sắm giảm mạnh.
Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như điện tử, dệt may, da - giày, đồ gỗ… Năng lực sản xuất của các ngành này đã được đầu tư vượt xa nhu cầu tiêu dùng nội địa, chủ yếu hướng đến thị trường ngoài nước, trong đó đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu.
Đơn cử, dệt may, da giày chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng 90% sản lượng của các ngành này là để xuất khẩu. Mỹ và châu Âu lần lượt chiếm khoảng 45% và 18% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may; 36% và 27% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Giai đoạn này, EU và Mỹ cắt giảm đơn hàng, lượng hàng này không thể đưa vào tiêu thụ nội địa, cũng không dễ chuyển hướng xuất khẩu sang các quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản....
Với thực tế này, các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ còn trông chờ vào việc dập dịch tại các thị trường lớn.
-
Doanh nghiệp hãy giữ tâm thế tích cực, hành động đủ nhanh -
Chubb Life Việt Nam được vinh danh tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18 -
Năm 2026, hoàn thành cơ sở dữ liệu của 5 ngành sản xuất nội địa -
Tôn vinh 37 hiệp hội, doanh nghiệp tiêu biểu trong hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 -
TKV đặt mục tiêu đạt lợi nhuận 3.400 tỷ đồng -
Khu công nghiệp Liên Hà Thái: Những đích đến đang về cùng mùa xuân -
Ngành sản xuất Việt Nam suy giảm nhẹ trong tháng cuối năm
-
1 TP.HCM cần trên 4,4 triệu tỷ đồng đầu tư các dự án theo quy hoạch -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Cơ hội vàng để Việt Nam đón nguồn lực tài chính dịch chuyển -
3 Lãi suất dự báo đi ngang trong năm 2025 -
4 Đề xuất bổ sung Sân bay Gia Bình vốn 31.300 tỷ đồng vào quy hoạch cảng hàng không, sân bay toàn quốc -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 4/1
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững