
-
Doanh nghiệp Việt đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài, 6 tháng đạt hơn 487 triệu USD
-
Vốn đầu tư nước ngoài tăng tốc, 6 tháng đạt hơn 21,51 tỷ USD
-
Diễn đàn hợp tác kinh tế Việt Nam - Bulgaria: Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư
-
“Ngược chiều” thế giới, kinh tế Việt Nam tăng tốc
-
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ
Trong đó, năm 2021 hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế (KKT) Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000 ha.
Theo Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An, tại phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa diễn ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua những nội dung quan trọng tại Đề án phát triển KKT Đông Nam - động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
![]() |
Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi. |
Cụ thể, Nghệ An sẽ điều chỉnh ranh giới KKT Đông Nam lên 80.000 ha, bao gồm 70.000 ha đất liền và 10.000 ha mặt nước biển; trong đó, diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000 ha và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An.
Đề án đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hiện thực hóa mục tiêu đề ra với lộ trình rất cụ thể. Trong đó, năm 2021 hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000 ha.
Năm 2022, Nghệ An sẽ chính thức mở rộng ranh giới KKT Đông Nam về phía Tây theo trục đường N5 nối Hòa Sơn - Đô Lương, trục đường N2 nối Quốc lộ 7A, trục Quốc lộ 48D nối thị xã Hoàng Mai với huyện Nghĩa Đàn, tuyến Quốc lộ 1A (đoạn tránh thành phố Vinh) và khu vực ven biển để phát triển cảng biển, du lịch nghỉ dưỡng. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ đổi tên thành KKT Nghệ An.
Nghệ An cũng sẽ trình Chính phủ bổ sung KKT Đông Nam Nghệ An vào nhóm các khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước để có thêm nguồn lực đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Với Đề án trên, mục tiêu của Nghệ An là xây dựng và phát triển KKT Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực Bắc Trung Bộ, trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi.
Thông qua KKT Đông Nam, Nghệ An hướng tới tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.
KKT Đông Nam Nghệ An được thành lập vào tháng 6/2007, hiện có tổng diện tích hơn 20.776 ha, nằm trên địa bàn 6 huyện, thành phố của tỉnh Nghệ An.
Tính đến tháng 7/2021, KKT Đông Nam có 257 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 70.189 tỷ đồng, tương đương 3,03 tỷ USD; trong đó có 52 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,09 tỷ USD, chiếm 75% nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh này.
Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình phát triển của Khu kinh tế Đông Nam đã bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, quy hoạch chưa theo sát được nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban Quản lý KKT Đông Nam, theo thời gian, quy hoạch chung KKT Đông Nam đã bộc lộ nhiều điểm bất cập như thiếu quỹ đất phát triển khu công nghiệp, khu phi thuế quan không còn phù hợp; một số khu chức năng khác khó triển khai do sự gia tăng dân cư hiện hữu trong vùng quy hoạch, thiếu quy hoạch mỏ đất san lấp hạ tầng khu công nghiệp.
Ngoài ra, một số khu công nghiệp ngoài KKT Đông Nam đã quy hoạch gần 10 năm nhưng chưa có nhà đầu tư hạ tầng hoặc không có nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư. Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thường xuyên và phối hợp đồng bộ, kịp thời với các cơ quan, địa phương liên quan, vẫn còn tình trạng dự án triển khai vi phạm về quy hoạch trật tự xây dựng.

-
Doanh nghiệp Việt Nam - Argentina tìm cơ hội hợp tác trong kỷ nguyên mới -
Khu đô thị Bình Quới -Thanh Đa, TP.HCM sẽ có trung tâm chiếu phim 3.000 chỗ -
Quy định chi tiết cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội -
Cảng Cái Mép Gemadept - Terminal Link chính thức được đón tàu container trọng tải đến 232.494,5 DWT -
Thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh sau hợp nhất -
TP.HCM thúc tiến độ nút giao An Phú hoàn thành cuối năm 2025 -
Dự án LNG Cà Ná gia hạn thời gian chọn nhà đầu tư đến ngày 19/7
-
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
-
Kafi - Thương hiệu chứng khoán xây dựng niềm tin từ minh bạch và trách nhiệm
-
Highlands Coffee ra mắt mô hình Drive-Thru đầu tiên trong ngành đồ uống tại Việt Nam
-
FPT hợp tác chiến lược với công ty do Standard Chartered đầu tư, thúc đẩy đổi mới ngân hàng số
-
Người tiên phong đưa thức ăn chăn nuôi Japfa về Bắc Ninh
-
Bệnh viện FV: Bệnh nhân được BHYT chi trả 100% quyền lợi khi khám, chữa bệnh