-
Hà Nội tổ chức tiêm vắc-xin phòng uốn ván - bạch hầu cho trẻ 7 tuổi -
Ngăn chặn ngộ độc rượu dịp cuối năm -
Đề xuất tiêm miễn phí vắc-xin sốt xuất huyết -
Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế -
Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng -
Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế
Buổi trưa cùng ngày vào viện, các bệnh nhân chế biến cá sấu hỏa tiễn (cá cảnh) nặng khoảng 10 kg làm thức ăn. Thân cá được được chế biến làm món cá hấp, trong khi trứng cá được dùng để nấu với mẻ. Sau đó cả gia đình và một số người quen cùng ăn.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình đang thăm khám cho bệnh nhân bị ngộ độc. |
Những người ăn món cá hấp thì không có biểu hiện bất thường về sức khỏe. Tuy nhiên, 6 người nam giới ngồi ăn cùng mâm, vừa ăn cá hấp và đồng thời ăn trứng cá nấu mẻ thì xuất hiện triệu chứng bất thường sau 3-4 giờ ăn. Tất cả các bệnh nhân đều có triệu chứng nôn, đau bụng dữ dội và đi ngoài nhiều lần.
Có những bệnh nhân đi ngoài hơn 10 lần trước khi đến Bệnh viện. Kèm theo bệnh nhân có đau đầu, chóng mặt và người mệt lả. Sau khi nhập Trung tâm Y tế huyện sơ cứu ban đầu, các bệnh nhân được hộ tống đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Khi nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, các bệnh nhân đều trong tình trạng mệt lả, đau bụng, nôn và đi ngoài nhiều lần. Cùng với đó là các triệu chứng đau đầu, chóng mặt. Các xét nghiệm ban đầu có tình trạng toan chuyển hóa máu và rối loạn nước-điện giải.
Các bệnh nhân nhanh chóng được các các thầy thuốc của nhiều chuyên khoa trong Bệnh viện điều trị và chăm sóc tích cực. Các thầy thuốc nhanh chóng dùng các biện pháp đào thải chất độc, truyền dịch, bù nước-điện giải cho người bệnh.
Sau 2 ngày điều trị và chăm sóc tích cực, hiện tại 6 bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch và đang tiếp tục được theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Trước đó năm 2021, Trung tâm Chống độc và khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai có tiếp nhận 5 người bệnh đến viện trong tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết: Sáng ngày 21/3, ông bà H. có đưa gia đình sang nhà người quen có trang trại nuôi cá ở Mê Linh.
Tại đây, gia đình được chiêu đãi món thịt cá sấu hỏa tiễn. Con cá dài khoảng 150 cm và nặng tầm 20 kg. Đến chiều, gia đình có mang theo trứng cá sấu về đánh trứng, ăn bữa tối. Sau khi ăn khoảng 90 phút, các cháu và bà H. bắt đầu xuất hiện nôn, đau bụng và đi ngoài…
Bệnh nhân lên mạng Internet đọc thông tin thấy trứng cá sấu hỏa tiễn có độc, nguy hiểm nên cả gia đình đã cùng nhau lập tức đến Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây các bác sĩ đã thăm khám, khai thác bệnh sử, đánh giá lâm sàng và cho làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Sau khi xác định căn nguyên gây ngộ độc, bà H. được điều trị tại Trung tâm Chống độc, còn 4 cháu nhỏ (cháu bé nhất: 5 tuổi; cháu lớn nhất: 13 tuổi) được chuyển sang Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai. Sau 12 tiếng điều trị, sức khỏe của bà Hoa và các cháu đã ổn định, hết các triệu chứng buồn nôn, đau bụng và cầm đi ngoài.
Ts. Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc cho biết, với cá sấu hỏa tiễn thì ăn thịt bình thường nhưng trứng và phần thịt quanh trứng chứa chất độc Ichthyotoxin.
Đây là một chất gây độc trên hệ tiêu hóa (gây buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy), hệ thần kinh (đau đầu, vã mồ hôi, chóng mặt, ù tai, co giật) và tim mạch (loạn nhịp tim, tụt huyết áp). Trên thế giới mới có một số thông báo về bệnh nhân ngộ độc loại này.
Tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai trước đây cũng đã từng có bệnh nhân tương tự. Trên thực nghiệm các nhà khoa học cho chuột ăn trứng cá sấu hỏa tiễn thì chuột bị chết. Vì vậy, bác sĩ Nguyên khuyến cáo người dân tuyệt đối không được ăn trứng cá sấu hỏa tiễn và các bộ phận xung quanh trứng cá.
Cũng về loại cá này, trong năm 2019, ở Vũng Tàu có 5 bệnh nhân phải nhập viện do ăn thịt xác sấu hoả tiễn ở một nhà hàng. Cả 5 người đều bị đau bụng, ói, tiêu chảy và rối loạn nhịp tim, được đưa vào Bệnh viện Lê Lợi, Vũng Tàu cấp cứu.
Cá sấu hỏa tiễn (cá hỏa tiễn) có tên khoa học là Lepisosteus osseus, loài cá nước ngọt có nguồn gốc Châu Mỹ. Một số gia đình thường nuôi cá sấu hỏa tiễn để làm cảnh.
Theo một số bài báo khoa học, trứng và ruột của cá sấu hỏa tiễn chứa chất độc và độc chất này tác động trực tiếp lên hệ tiêu hóa, thần kinh và tim mạch của con người.
Trên thực nghiệm các nhà khoa học cho chuột ăn trứng cá sấu hỏa tiễn thì chuột bị chết. Vì vậy, người dân tuyệt đối không được ăn trứng cá sấu hỏa tiễn và các bộ phận xung quanh trứng cá.
-
Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai -
Lộn xộn việc cấp giấy khám sức khỏe tại một số cơ sở y tế -
Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng -
Phát hiện ung thư tuyến giáp qua khám sức khỏe định kỳ -
Suy tim, suy thận vì lạm dụng thuốc giảm đau -
Vẫn còn “điểm nghẽn” trong mua sắm thuốc, thiết bị y tế -
Trẻ bị suy tuyến thượng thận vì tự ý dùng "thuốc đông y tăng cân"
-
1 Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc -
2 Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ -
3 Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt -
4 Nhiều chung cư tại Hà Nội có tỷ lệ tin rao bán ảo lên tới 50 - 70% -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 9/11
- PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh “an toàn, hiệu quả và bền vững”
- Green Market 2024: Góp từng viên gạch, xây từng ước mơ
- Adjust - Giải pháp để các ứng dụng tài chính thu hút và giữ chân người dùng
- Diễn đàn khởi nghiệp Gangneung 2024: Nhà đầu tư quốc tế đánh giá cao tiềm năng phát triển của Meey Group
- IPP Travel Retail: Khẳng định vị thế tiên phong ngành du lịch - bán lẻ tại APEA 2024
- MG Việt Nam và Vietnam Airlines - Lotusmiles hợp tác để nâng tầm trải nghiệm khách hàng