
-
Việt Nam phấn đấu có ít nhất 3 hợp tác xã lọt top 300 hợp tác xã đứng đầu thế giới
-
Vận hành hệ thống điện mặt trời mái nhà kết hợp BESS tại Điện Nghi Sơn 2
-
Hải quan tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp có hàng xuất khẩu, nhập khẩu với Mỹ
-
Vi phạm về pháp luật hải quan tăng 11%
-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất
Mới đây, hơn 50 chủ tàu cá tỉnh Quảng Ngãi và 20 chủ tàu cá ở Bình Định cùng nhau ký tên, gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan chức năng, trong đó có Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các chủ tàu bày tỏ mong muốn được xem xét lại quy định chỉ được khai thác cá ngừ vằn với chiều dài nhỏ nhất cho phép là 500 mm. Đây là một phần của Phụ lục V, Nghị định 37/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 19/5/2024.
Theo các ngư dân, dựa trên quy định này, thời gian vừa qua, các đầu mối, doanh nghiệp thu mua, chế biến, xuất khẩu cá ngừ trong nước đã thông báo dừng thu mua cá ngừ vằn kích thước dưới 50 cm ngay trong mùa cá ngừ vằn vào cao điểm, khiến họ gặp nhiều khó khăn về kinh tế.
“Khi đầu tư vào tàu, ngư dân chúng tôi phải thế chấp tài sản. Nay mùa vụ khai thác cá ngừ vằn đến nhưng chúng tôi không khai thác được vì các công ty đã dừng mua”, đơn kêu cứu của 20 chủ tàu Bình Định nêu rõ.
![]() |
Quy định không khai thác cá ngừ vằn dưới 50 cm đẩy ngư dân các tỉnh ven biển vào tình trạng hoang mang, lo lắng. |
Dựa trên kinh nghiệm bám biểm hàng chục năm, các ngư dân cho rằng, đa số cá ngừ vằn là loài cá di cư theo dòng hải lưu, không cố định ở một vùng biển nào. Tỷ lệ cá đạt kích thước 50 cm trở lên chỉ khoảng 2% - 3% trong mỗi chuyến biển.
Đặc biệt, việc doanh nghiệp dừng thu mua cá ngừ vằn ảnh hưởng lớn đến vấn đề thu nhập của ngư dân, khi mỗi tàu đi khai thác có đến 14-16 thành viên, phía sau mỗi thành viên là một hộ gia đình.
Đại diện các chủ tàu đến từ Quảng Ngãi cũng nói thêm rằng ngư dân của 12 tỉnh ven biển khai thác cá ngừ vằn nói chung đang rất hoang mang, “không biết xử lý sản lượng đã đánh bắt được như thế nào, khoản thu nào để bù đắp cho những khoảng đã chi”.
Hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi có hơn 355 tàu cá đăng ký khai thác nghề lưới vây ánh sáng, trong đó đa số khai thác cá ngừ vằn. Theo ghi nhận tại địa phương từ đầu năm 2023 đến giữa năm 2024, mỗi tàu cá đánh bắt được khoảng từ 20 - 30 tấn/tháng và chi phí mỗi chuyến biển của một tàu cá khoảng từ 250 - 300 triệu đồng/tháng.
“Như vậy không thể nào đủ trang trải chi phí để hoạt động khai thác trên biển được. (Quy định không khai thác cá ngừ vằn dưới 50 cm) gây thất thu vô cùng to lớn đối với 12 tỉnh có số lượng lớn tàu cá hành nghề khai thác cá ngừ vằn hiện nay”, các chủ tàu phân tích.
“Phần lớn ngư dân đều lấy thu nhập biển làm kinh tế chủ đạo để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế. Nếu vì kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn mà ảnh hưởng đến thu nhập dẫn đến tàu cá không thể hoạt động được thì không biết bao nhiêu hệ lụy xấu đang chờ chực ngư dân chúng tôi”.
Vì vậy, họ đồng loạt kêu cứu và kiến nghị đến các cấp lãnh đạo xem xét, hủy bỏ quy định về kích thước tối thiểu của cá ngừ vằn ra khỏi danh mục của Nghị định 37, để ngư dân yên tâm làm ăn, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương.

-
Ô tô nhập khẩu giúp hải quan tăng thu ngân sách khoảng 3.380 tỷ đồng -
Sáng tỏ số phận Dự án Coca-Cola tại TP.HCM sau khi hết hạn thuê đất -
Sửa Luật Phá sản, tăng cơ hội phục hồi cho doanh nghiệp -
Điều chỉnh thuế, tăng nguồn lực cho doanh nghiệp nông nghiệp -
Tổng giám đốc Vinatex Cao Hữu Hiếu: Bình tĩnh ứng phó với thuế quan -
Doanh nghiệp thủy sản quan ngại về mức thuế đối ứng 46% của Mỹ -
Hiệp hội Điều Việt Nam: Hoãn thời gian cho hàng xuống tàu để bảo vệ lợi ích các bên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort