-
Vingroup và Bệnh viện Bạch Mai hợp tác toàn diện, thúc đẩy mô hình bệnh viện xanh -
Khoảng 20% người Việt sống chung với bệnh lý viêm xoang -
Hà Nội phấn đấu 100% các trường học có phòng y tế riêng -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm
Chi viện nguồn nhân lực khổng lồ
Những ngày qua, hàng loạt chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai lần lượt lên đường chi viện cho TP.HCM, từ người đứng đầu Bệnh viện cho đến lãnh đạo Trung tâm Cấp cứu A9.
Nguồn nhân lực lớn của Bệnh viện Bạch Mai đã Nam tiến giúp người dân nơi đây chống dịch. |
Gần đây nhất, 2 chuyên gia đầu ngành về hồi sức và cấp cứu là PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9 và PGS.TS.Đặng Quốc Tuấn, Phụ trách Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai được cử vào chi viện, trực tiếp đi buồng, điều hành chuyên môn tại Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid -19 tại Bệnh viện Dã chiến 16, TP.HCM.
Ngoài “đầu não” là các chuyên gia đầu ngành, một nguồn nhân lực khổng lồ là 500 y, bác sĩ của các chuyên ngành nội, ngoại, sản, nhi, tim mạch, hô hấp, thần kinh- những người đã có kinh nghiệm tại các điểm nóng dịch Covid-19 của làn sóng dịch lần trước đã được tỏa đi nhiều cơ sở y tế để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại các tỉnh phía Nam.
Một lực lượng khác gồm 1.500 sinh viên và thầy cô trường Cao đẳng y tế Bạch Mai cũng đã lên đường vào hỗ trợ TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm, truy vết F0.
Trong số các y, bác sĩ Nam tiến của Bệnh viện Bạch Mai lên đường vào TP.HCM dịp này có 2 trường hợp rất đặc biệt. Họ là một cặp vợ chồng, đều là điều dưỡng. Người chồng là anh Tạ Văn Thành (sinh năm 1989) đang làm việc tại Khoa Nhi và vợ là chị Nguyễn Thị Huệ (sinh năm 1996) làm việc tại Trung tâm Thần Kinh đã "trốn" gia đình để Nam tiến.
Theo chia sẻ của anh Thành, ngay khi nhận được tin có đoàn cán bộ y tế vào chi viện cho miền Nam, 2 vợ chồng anh tĩnh lặng nhìn nhau, dù không bàn bạc trước song đều đồng lòng nhắn tin xung phong lên đường.
Tuy nhiên, điều họ lo lắng đó chính là gia đình sẽ không đồng thuận bởi lo lắng con trẻ đi vào chỗ nguy hiểm, gian khổ. Do vậy anh chị bàn nhau sẽ “tiền trảm, hậu tấu”, bởi thời gian từ lúc quyết định Nam tiến đến lúc lên xe chỉ trong nửa ngày.
Đôi vợ chồng trẻ dành thời gian vài giờ đồng hồ quý giá để thu xếp một số đồ dùng cá nhân cần thiết và chỉ gọi về thông báo về cho gia đình sau khi đã vào tới TP.HCM.
Khi vào đến TP.HCM, anh chị mới dám gọi điện về cho gia đình thông báo. Nhận tin con bố mẹ hai bên đều không kìm nén được mà bật khóc.
Chị Huệ đang chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19. |
Dù không ai nói ra nhưng trong thâm tâm những người ở lại giằng xé với bao nỗi lo, sự hoảng hốt. Tuy vậy, họ đều hiểu hơn lúc nào hết đồng bào miền Nam đang ở vào thời khắc khó khăn nhất, họ cần đến những y, bác sĩ nơi tuyến đầu nên dù lo lắng nhưng ai cũng cảm thấy tự hào vì con mình đã lựa chọn đúng. Ở phương xa họ chỉ biết động viên các con cố gắng giữ sức khỏe và cầu mong con trở về bình an.
Khi quyết định lên đường cả anh Thành và chị Huệ đã chuẩn bị trước tâm lý sẽ vất vả bởi cường độ làm việc cao nhưng trải nghiệm thực tế còn khủng khiếp hơn nhiều những gì anh chị đã hình dung.
Do phải mặc đồ bảo hộ suốt 8 tiếng giữa thời tiết nắng nóng 36, 37 độ, mồ hôi ướt sũng toàn thân với đôi tay nhăn nhúm và đôi chân trợt loét nên cả anh và chị đều kiệt sức.
Chưa kể, số lượng bệnh nhân quá lớn lại nhiều ca bệnh nặng, gánh nặng tâm lý bị đè nặng, đã có lúc anh chị tưởng chừng không chịu nổi.
Tuy nhiên, những lúc ấy chỉ cần nghĩ đến còn rất nhiều bệnh nhân bất lực nằm trên giường bệnh đang chờ mình chăm sóc hay các đồng nghiệp cũng đang vắt kiệt sức mình để cứu giúp bệnh nhân anh chị lại tự nhủ bản thân không thể gục ngã vào lúc này được nên anh chị đã vực dậy tinh thần, tiếp tục công việc.
Trong công việc anh Thành và chị Huệ đều nỗ lực, tỉ mỉ, chú ý từng chút từ việc chăm sóc người bệnh, vệ sinh răng miệng, cho bệnh nhân ăn, thực hiện thuốc, theo dõi và phát hiện các biến chứng để xử trí cấp cứu kịp thời những ca thở máy để không sơ sẩy.
Thử thách với cả những “lão làng”
Là một chuyên gia đầu ngành cấp cứu, nhiều kinh nghiệm chinh chiến ở tâm dịch Bắc Giang vậy mà khi được hỏi bác sĩ Đỗ Ngọc Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Cấp cứu A9, Phó giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh Covid-19 tại TP.HCM cũng phải thốt lên đây thực sự là chiến trường bởi áp lực mà các y, bác sĩ đang phải đối diện rất lớn.
Từ Hải Dương, Đà Nẵng rồi tới Bắc Giang và giờ là TP.HCM, cứ nơi nào dịch căng thẳng nơi ấy có mặt các y, bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai. |
Theo đó, Trung tâm Hồi sức người bệnh Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM đang điều trị cho gần 250 bệnh Covid, trong đó 110 bệnh nhân thở máy xâm lấn, 100 bệnh nhân thở thiết bị hỗ trợ ô-xy lưu lượng cao.
Đây là những bệnh nhân nặng nhất, có thể tiếp tục tiến triển nặng, phải hỗ trợ hô hấp bằng các máy xâm nhập trong thời gian tới.
Các bệnh nhân chuyển từ các tuyến đến Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 Bệnh viện Bạch Mai tại TP.HCM đa phần là những bệnh nhân rất nặng, nguy kịch, cần hỗ trợ hô hấp ngay và luôn để cứu sống tính mạng của bệnh nhân.
Theo lời TS. Sơn, 80% số bệnh nhân chuyển đến cần các thiết bị hỗ trợ hô hấp như HFNC hay thở máy xâm nhập.
Nhiều bệnh nhân đã thở HFNC ở các cơ sở khác khi chuyển đến Trung tâm của phải tiến hành đặt nội khí quản ngay bởi vì họ đã trải qua thời gian khá dài vật lộn với tình trạng suy hô hấp.
Còn Trung tâm hồi sức cấp cứu tại Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7) là đơn vị tuyến cuối điều trị Covid-19 tại TP.HCM, có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân tiên lượng nặng và nguy kịch. Nơi đây cũng đang ghi dấu nhiều nỗ lực của các y, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh viện dã chiến số 16 (quận 7, TP.HCM) được Bộ Y tế trưng dụng khu B và C của một nhà xưởng cũ làm Trung tâm Hồi sức cấp cứu do Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều hành với quy mô 500 giường.
Trung tâm này bắt đầu hoạt động vào tối 11/8. Đây là tuyến cuối tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nặng và nguy kịch.
Hiện trung tâm được chia thành 3 khu hồi sức tích cực. Trong đó, khu 1 là nơi tiếp nhận, phân luồng bệnh và giữ điều trị các bệnh nhân có triệu chứng nặng. Khu 2 và 3 sẽ là nơi điều trị các bệnh nhân rất nặng và nguy kịch.
Lực lượng y tế chia thành 3 ca túc trực đêm ngày ở các khu hồi sức tích cực, theo dõi tình hình và diễn biến của các bệnh nhân để kịp thời cứu chữa. Các bệnh nhân tại đây đa số trong khoảng 50-60 tuổi, có nhiều bệnh nền phức tạp.
Khu vực điều trị và phòng điều hành cách biệt hoàn toàn, bác sĩ phải dùng bộ đàm liên lạc và trao đổi thông tin của các ca bệnh với y bác sĩ phía bên trong khu điều trị.
Bác sĩ Ngô Đức Hùng, Trung tâm cấp cứu A9 Bạch Mai, gần như luôn có mặt trong buồng cấp cứu.
Anh là một trong những y bác sĩ chuyên về hồi sức cấp cứu có kinh nghiệm hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Và khi TP.HCM bùng phát dịch thì anh lại lên đường với hành lý là chiếc ba lo nhỏ gọn hết sức.
Qua lời kể của bác sĩ Hùng, sau chuyến chi viện Bắc Giang anh về nhà được 3 tuần thì lại tiếp tục tham gia cuộc chiến chống dịch lớn cùng TP.HCM.
Bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai cũng cho hay, tại đây mạng sống của các bệnh nhân phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống máy móc và nỗ lực chăm sóc không ngừng nghỉ của đội ngũ y, bác sĩ.
Nhân viên y tế ngoài thực hiện các công tác chuyên môn còn kiêm luôn nhiệm vụ cho bệnh nhân ăn, thay tã và vệ sinh thân thể của người bệnh.
Thời điểm này, những cán bộ y tế đang chiến đấu tại tâm dịch đều xứng đáng được tôn vinh bởi những nỗ lực mà họ đang cống hiến. Và cũng bởi thấu hiểu những vất vả của các blouse trắng nơi tuyến đầu nên càng cần hơn ý thức chống dịch của người dân để đất nước sớm chiến thắng dịch bệnh, để mang lại bình an cho mọi nhà.
-
Tưởng trầm cảm sau sinh, đi khám phát hiện u não -
Tin mới y tế ngày 23/11: Phát triển dược liệu cho đồng bào dân tộc thiểu số -
Ngành Dược từ năm 2025: Bước chuyển mình toàn diện với Luật Dược sửa đổi -
Kháng thuốc đang là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu -
Nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim do tập luyện thể thao cường độ cao -
Công tác xã hội bệnh viện: Đồng hành cùng người bệnh, vượt thách thức, lan tỏa yêu thương -
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024