![](https://media.baodautu.vn/thumb_x160x95/Images/duongngan/2025/02/10/vi-pham-an-toan-thuc-pham-khi-kinh-doanh-trong-khu-le-hoi-bi-xu-ly-the-nao1739171881.jpeg)
-
Vi phạm an toàn thực phẩm khi kinh doanh trong khu lễ hội bị xử lý thế nào?
-
Những đối tượng cần tiêm vắc-xin cúm mùa
-
Tin mới y tế ngày 9/2: Cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính trong y tế
-
Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm
-
Cảnh báo nguy hiểm khi tự ý dùng Tamiflu -
Tin mới y tế ngày 8/2: Khoảng 25% người trưởng thành bị tăng huyết áp
Thông tin được công bố trên trang web của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy một số khu vực có chỉ số AQI cao, như khu vực Đại học Bách Khoa (152), phường Minh Khai (148) và xã Vân Hà (133).
![]() |
Nhiễm không khí không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. |
Các chuyên gia môi trường đã cảnh báo rằng ô nhiễm không khí từ ngưỡng kém đến xấu có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sức khỏe con người, đặc biệt là nhóm người nhạy cảm như người mắc bệnh tim mạch, viêm xoang, hen suyễn hoặc các bệnh lý về hô hấp. Những người bình thường nếu tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm có thể gặp phải triệu chứng đau mắt, ho, hoặc đau họng.
Ô nhiễm không khí không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây ra những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến khoảng 7 triệu ca tử vong mỗi năm trên toàn cầu, chủ yếu do các bệnh đường hô hấp, tim mạch và ung thư phổi. Tại Việt Nam, số lượng tử vong vì các nguyên nhân này cũng đáng lo ngại.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiếp xúc lâu dài với bụi mịn và các chất ô nhiễm trong không khí có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi và các bệnh lý tim mạch. Ngoài ra, không khí ô nhiễm cũng tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ các bệnh lý như Alzheimer, Parkinson và trầm cảm.
Đặc biệt, trẻ em sống trong môi trường ô nhiễm có thể gặp phải sự suy giảm khả năng nhận thức và phát triển trí tuệ. Các bà mẹ mang thai cũng cần cẩn trọng vì ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, gây ra các vấn đề về sức khỏe như sinh non hoặc sinh con với cân nặng thấp.
Trước tình hình ô nhiễm không khí nghiêm trọng tại Hà Nội, ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), đã đưa ra các khuyến cáo về biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Người dân cần thường xuyên theo dõi chỉ số AQI qua các trang thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường và các sở ban ngành địa phương để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Khi chỉ số AQI ở mức 51-100 (ngưỡng trung bình), người bình thường vẫn có thể tham gia các hoạt động ngoài trời, nhưng những người nhạy cảm nên giảm hoạt động ngoài trời và tránh gắng sức.
Khi chỉ số AQI đạt mức 101-150 (ngưỡng kém), người bình thường nên hạn chế hoạt động ngoài trời và tránh những khu vực có chỉ số ô nhiễm cao. Người nhạy cảm nên giảm hoạt động ngoài trời và chuyển sang các hoạt động nhẹ nhàng trong nhà.
Khi chỉ số AQI đạt mức 151-200 (ngưỡng xấu), người dân nên hạn chế hoạt động thể chất mạnh ngoài trời, ưu tiên sử dụng phương tiện công cộng và tránh tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm.
Trong trường hợp chỉ số AQI đạt mức rất xấu (201-300) hoặc nguy hại (301-500), mọi người cần tránh hoàn toàn các hoạt động ngoài trời, chuyển sang các hoạt động trong nhà, và đeo khẩu trang chất lượng cao như N95 khi ra ngoài.
Để giảm thiểu ô nhiễm không khí trong sinh hoạt hàng ngày, người dân nên hạn chế sử dụng bếp than tổ ong, củi hay đốt rơm rạ. Thay vào đó, nên sử dụng bếp điện, bếp gas hoặc bếp từ, giúp giảm khí thải độc hại. Trồng cây xanh xung quanh nhà cũng là một giải pháp hiệu quả để làm sạch không khí và ngăn bụi. Các hộ gia đình cũng cần vệ sinh nhà cửa thường xuyên để giảm thiểu bụi bẩn.
Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc lá hoặc thuốc lào nên bỏ thuốc để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Đối với người không hút thuốc, cũng nên tránh tiếp xúc với khói thuốc, nhất là trong không gian kín.
Nhóm người dễ bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí bao gồm trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người mắc bệnh hô hấp hoặc tim mạch.
Các chuyên gia khuyến cáo nhóm người này cần tránh tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm như phương tiện giao thông, công trình xây dựng hoặc các khu vực đun nấu bằng than củi. Khi có các triệu chứng như ho, tức ngực, đau họng hoặc khó thở, người dân nên đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Chất lượng không khí tại Hà Nội đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Người dân cần chủ động theo dõi tình trạng ô nhiễm và thực hiện các biện pháp bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là đối với những người có bệnh lý nền.
Hạn chế tiếp xúc lâu dài với không khí ô nhiễm, đeo khẩu trang và giảm hoạt động ngoài trời là những cách hiệu quả giúp bảo vệ sức khỏe trong tình trạng ô nhiễm hiện nay.
-
Người bệnh nền cần chú ý sức khỏe khi ô nhiễm không khí ở mức cao -
Ứng dụng công nghệ hiện đại trong điều trị các bệnh lý phức tạp -
Tin mới y tế ngày 9/2: Cắt giảm, đơn giản thủ tục hành chính trong y tế -
Không có sự gia tăng đột biến ca bệnh cúm -
Cảnh báo nguy hiểm khi tự ý dùng Tamiflu -
Tin mới y tế ngày 8/2: Khoảng 25% người trưởng thành bị tăng huyết áp -
Biện pháp bảo vệ sức khỏe khi rét đậm, rét hại
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/2
-
2 Góc nhìn TTCK tuần 10-14/2: Kiểm định kháng cự mạnh 1.280 - 1.300 điểm
-
3 Ngân hàng Nhà nước hút ròng trở lại sau tháng bơm ròng mạnh trước Tết
-
4 TP.HCM không chuyển Khu công nghiệp Phong Phú thành khu đô thị
-
5 Lãng phí ngàn tỷ từ các dự án hạ tầng chậm tiến độ - Bài 1: Dự án dừng thi công, tiền lãi phát sinh ngàn tỷ đồng
-
Acecook Happiness Concert - Hành trình 9 năm lan tỏa hạnh phúc qua âm nhạc
-
Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VIS) bổ nhiệm tân Tổng giám đốc
-
BIDV và SP Group hợp tác vì mục tiêu xanh
-
Doanh nghiệp “Mở tài khoản mới - Đón lộc kinh doanh” cùng Agribank
-
Tài chính công nghệ giữa kỷ nguyên chuyển mình cất cánh
-
Hệ thống y tế tư nhân đầu tiên tại Việt Nam có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI