Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Người chăm sóc F0 tại nhà cần trang bị gì?
D.Ngân - 31/08/2021 08:21
 
Theo Bộ Y tế, nhân viên y tế, người chăm sóc F0 tại nhà cần sử dụng một số đồ phòng hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo choàng chống dịch che kín người.

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 4159/QĐ-BYT hướng dẫn lựa chọn và sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân trong phòng, chống bệnh dịch Covid-19. Các phương tiện phòng hộ tối thiểu được lựa chọn và sử dụng gồm:

Theo Bộ Y tế, nhân viên y tế, người chăm sóc F0 tại nhà cần sử dụng một số đồ phòng hộ cá nhân như găng tay, khẩu trang, áo choàng chống dịch che kín người.

Găng tay: Gồm găng tay y tế (găng tay sạch hoặc vô khuẩn) tùy vào mức độ tiếp xúc với F0 hoặc F1, F2..., và găng tay vệ sinh.

Khẩu trang: Khẩu trang y tế thông thường hoặc phòng nhiễm khuẩn và khẩu trang hiệu suất lọc cao (N95).

Bộ trang phục phòng hộ cá nhân: Quần áo liền (có mũ) hoặc rời hoặc áo choàng chống dịch, dài che kín người. Bộ trang phục này phải được sản xuất từ vải không dệt, chống thấm, có khả năng bảo vệ chống vi sinh vật xâm nhập theo đường dịch, dễ sử dụng, thoáng mát.

Tạp dề bán thấm: Vật liệu chống thấm, buộc dây hoặc đeo quanh cổ.

Mũ: Che kín đầu, tóc, tai.

Ủng bảo hộ: Dài quá bắp chân, dùng vật liệu có thể tái sử dụng.

Bao giầy: Che phủ bàn chân, bắp chân có dây cố định tránh tuột và bao phủ được ống quần mặc bên trong. Bao giầy cũng phải là vật liệu bán thấm hoặc chống thấm.

Tấm che mặt: Che hoàn toàn được hai bên tai và chiều dài khuôn mặt, làm bằng nhựa dẻo, trong, chống mờ do hơi nước, không làm biến dạng hình ảnh, cung cấp tầm nhìn tốt cho người dùng.

Kính bảo hộ: Gồm gọng cài tai hoặc dây đeo sau đầu, phải trong suốt, ôm hết khuôn mắt hoặc che phủ hết mắt, hai bên thái dương.

Theo yêu cầu của Bộ Y tế, người sử dụng cần tuân thủ tuyệt đối quy trình mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân.

Tuyệt đối không mặc bộ trang phục phòng hộ khi ngủ, nghỉ, sinh hoạt, ăn uống. Không phun hóa chất khử khuẩn lên bề mặt trang phục trong bất kỳ tình huống nào và không tái sử dụng.

Đặc biệt, phương tiện phòng hộ cá nhân sau sử dụng là chất thải lây nhiễm, phải được thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm.

Bộ trang phục dạng liền, rời hoặc áo choàng chống dịch chỉ sử dụng một lần, thải bỏ ngay khi không còn làm việc hoặc ra khỏi khu vực có nguy cơ lây nhiễm.

Khu vực mang và tháo bỏ phương tiện phòng hộ là riêng biệt. Xử lý tập trung bộ quần áo mặc trong bộ trang phục.

Được biết, hiện có nhiều F0 triệu chứng nhẹ ở TP.HCM không thể đến viện do quá tải, họ ở nhà và tư vấn qua bác sĩ online, bác sĩ kê đơn, sau đó mua thuốc uống.

Hiện nay, để điều trị cho F0 ở nhà, Bộ Y tế đã chỉ đạo, các địa phương đang có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp cần thành lập các trạm y tế lưu động để chăm sóc, hỗ trợ tốt nhất cho F0 tại nhà.

Đến thời điểm hiện tại TP.HCM đã thiết lập 403 Trạm Y tế lưu động. Mỗi phường, xã của thành phố có ít nhất từ 1 đến vài trạm y tế, phụ thuộc vào số đối tượng F0 nhiều hay ít trên địa bàn.

TP.HCM: Không để F0 điều trị tại nhà thiếu ô xy
Bình ôxy là một trong những vật tư mà các trạm y tế lưu động phải có trong chiến dịch chăm sóc F0 tại nhà. Mỗi trạm có ít nhất 2 bình ôxy lớn và 3...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư