-
Tăng cường kiểm tra hoạt động sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm trên các nền tảng mạng xã hội -
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài
Đánh mất cơ hội điều trị
Dùng thuốc theo truyền miệng, tin theo lời quảng cáo chưa được kiểm chứng về các loại "thần dược" trị bách bệnh dẫn đến việc tự ý bỏ điều trị đang là thực tế nhức nhối khiến các chuyên gia y tế lo ngại.
Theo bác sĩ CKI. Nguyễn Công Bình, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nội tiết Trung ương, trong thời gian qua, Khoa Cấp cứu tiếp nhận liên tiếp nhiều bệnh nhân mắc đái tháo đường tăng huyết áp với nguyên nhân tự ý dùng thuốc được quảng cáo trị bách bệnh trên các trang mạng xã hội. Hệ quả, nhiều bệnh nhân khi đưa vào cấp cứu đã trong tình trạng rất nặng, nguy hiểm tính mạng.
Các bác sỹ tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương đang điều trị cho bệnh nhân mắc biến chứng sau khi điều trị tiểu đường bằng thuốc không rõ nguồn gốc. |
Dẫn chứng về một số trường hợp điển hình, bác sĩ Bình cho hay, vừa qua Khoa đã điều trị cho bệnh nhân nam 64 tuổi, tiền sử mắc đái tháo đường 3 năm, tăng huyết áp 2 năm kèm theo biến chứng bệnh thận mạn giai đoạn 2. Bệnh nhân này đã tự ý bỏ hoàn toàn thuốc do đơn bác sĩ chỉ định mà thay vào đó dùng sang thuốc dạng thực phẩm chức năng được quảng cáo trên mạng là điều trị khỏi hoàn toàn bệnh tiểu đường, không tái phát.
“Sau khoảng 20 ngày uống bắt đầu phù toàn thân, khó thở, hoa mắt chóng mặt đau tức ngực. Bệnh nhân này khi vào viện đã ở trong tình trạng suy hô hấp tràn dịch đa màng, màng tim, màng phổi, màng bụng”, bác sĩ Bình cho biết.
Còn tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn, bác sĩ Lương Tuấn Kiên, Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc cho biết cơ sở vừa tiếp nhận bệnh nhân nguy kịch sau khi dùng thuốc Nam không rõ nguồn gốc điều trị tiểu đường.
Theo đó, bệnh nhân nam, 56 tuổi mắc bệnh tiểu đường nhiều năm nay, đồng thời mắc viêm gan B, ung thư gan. Bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc tiêm insulin (chất kiểm soát chuyển hóa đường vào máu) định kỳ.
Đầu tháng 10, ông bỏ điều trị, chuyển sang uống thuốc Nam khoảng bốn viên một ngày. Viên thuốc có dạng hình cầu màu vàng nâu, đường kính khoảng một cm. Gói thuốc không rõ thành phần, không rõ hàm lượng, không rõ nơi sản xuất và không có chứng nhận cấp phép. Quảng cáo trên bao bì cho biết thuốc có công dụng điều trị tiểu đường và suy thận.
Vài ngày đầu, chỉ số đường huyết của người bệnh giảm, vì vậy tiếp tục uống thuốc. Sau đó, ông dần mệt mỏi, ăn uống kém. Ông được người nhà đưa ông tới Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn cấp cứu trong tình trạng ý thức chậm, huyết áp tụt, thở nhanh sâu, đau bụng. Các chỉ số xét nghiệm đều xấu, có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa (nhiễm acid trong máu) và toan lactic rất nặng, đe dọa ngừng hô hấp, ngừng tim.
Còn theo các chuyên gia y tế của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, thời gian vừa qua cơ sở đã tiếp nhận nhiều bệnh nhập viện khẩn cấp vì suy gan, ung thư gan sau một thời gian bỏ điều trị để uống những bài thuốc dân gian được quảng cáo bằng những lời “có cánh”.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, bệnh nhân N.A.C, 40 tuổi ở tỉnh Bắc Giang được đưa vào Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng lơ mơ, vàng da, vàng mắt và không đi tiểu được
Theo lời người nhà của bệnh nhân C, từ khi phát hiện bệnh viêm gan B, anh C. vẫn đều đặn uống thuốc kháng virus do bác sĩ kê đơn. Tuy nhiên, gần đây do nghe lời đồn thổi về bài thuốc Nam chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm gan B trên mạng mà anh C. đặt mua về sử dụng.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi sử dụng bài thuốc này anh C. phải nhập viện điều trị, trong trạng thái hôn mê, phải thở máy. Hiện tại tình trạng của bệnh nhân rất nặng, tiên lượng khó khăn. Các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị ngộ độc do thuốc Nam gây ra.
Từ bỏ thói quen xấu
Các chuyên gia khuyến cáo, đối với những bệnh nhân đái tháo đường, viêm gan đã được chẩn đoán và điều trị nhưng tự ý bỏ thuốc thì khi vào cấp cứu thường đã rất nặng nề như suy thận, suy gan, biến chứng tim mạch dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, tỉ lệ người dân Việt mắc viêm gan B, viêm gan C khá cao, trong khi đó viêm gan B được coi là kẻ giết người thầm lặng.
Viêm gan B do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan. Việc điều trị bệnh viêm gan B mạn tính cần thời gian dài, hiện chưa có thuốc đặc trị, chỉ có thuốc ức chế virus ở ngưỡng an toàn cho gan.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy một số người bệnh chưa được sử dụng thuốc theo đúng phác đồ điều trị nhưng đã dừng lại để sử dụng thuốc Nam thay thế. Một số người khác tự ý bỏ thuốc, sau đó virus bùng phát lên khiến bệnh viêm gan nặng hơn trước rất nhiều.
Vì vậy, chuyên gia khuyến cáo, với người nhiễm virus viêm gan B và C mạn tính, người bệnh phải uống thuốc kháng virus đều đặn nhằm ức chế sự nhân lên của virus, hạn chế các biến chứng của bệnh. Nếu bệnh nhân tự ý điều trị bằng những bài thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc tự ý bỏ điều trị sau khi thấy bệnh đã ổn đều rất nguy hiểm.
“Bệnh nhân viêm gan B phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sỹ và tỉnh táo trước những bài thuốc được thổi phồng công dụng. 90% các trường hợp mắc viêm gan B cấp tính có thể khỏi được. Tuy nhiên, việc điều trị khỏi hoàn toàn viêm gan B mạn tính là rất khó khăn. Do đó, những phương thuốc được quảng cáo là chữa khỏi viêm gan B mạn tính thì rất đáng nghi ngờ”, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương nhấn mạnh.
Với bệnh nhân đái tháo đường theo bác sĩ Lương Tuấn Kiên, hiện vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân thiếu quan tâm đến sức khỏe của mình cũng như không có nhiều điều kiện để tiếp cận với các nguồn thông tin chính xác, uy tín. Bệnh đái tháo đường hiện chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên, bệnh nhân đôi khi mang tâm lý lo lắng.
Qua điều trị và cấp cứu nhiều bệnh nhân dùng thuốc không rõ nguồn gốc, bác sĩ Nguyễn Công Bình cũng khuyến cáo người bệnh mắc các bệnh lý mạn tính cần đi khám định kỳ, tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu bất thường cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để kiểm tra.
“Có thực tế, hiện một số cơ sở hiện nay hứa hẹn việc dùng các loại thuốc khác nhau sẽ giúp bệnh nhân chữa khỏi bệnh hoàn toàn khiến nhiều người tin tưởng và làm theo. Do đó, người bệnh cần tỉnh táo và trao đổi với bác sỹ điều trị để được tư vấn cũng như cho lời khuyên phù hợp, tránh dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép”, bác sĩ Bình khuyến cáo.
Những lưu ý đối với người bệnh đái tháo đường khi sử dụng thuốc mà chuyên gia gửi tới người bệnh là sử dụng thuốc theo tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng sử dụng thuốc, nên thường xuyên kiểm tra đường huyết, tiến hành tái khám khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, tuyệt đối không sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc.
-
Nam sinh 17 tuổi mắc bệnh gút mạn mà không hề hay biết -
Nỗi lo thực phẩm bẩn hoành hành dịp Tết -
Kiểm tra đột xuất công tác khám, chữa bệnh dịp Tết Ất Tỵ 2025 -
Bệnh dại có nguy cơ gia tăng dịp Tết -
Tin mới y tế ngày 17/1: Hôn mê, ngộ độc khí do đốt than sưởi ấm -
Biến chứng của bệnh lý hô hấp nếu không được điều trị kịp thời -
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm
- Xuân Quê hương 2025 - “Việt Nam vươn lên trong Kỷ nguyên mới”
- Nutifood mang xuân yêu thương đến nhiều hoàn cảnh khó khăn
- Giá dầu tăng cao tác động đến logistics toàn cầu: Tối ưu chuỗi cung ứng là yếu tố sống còn
- Sacombank-SBL thay đổi địa chỉ chi nhánh Đà Nẵng
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land