
-
Hội nghị toàn quốc quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII
-
Dự kiến ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE trong năm 2024
-
Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào
-
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng
-
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực sau 11 tháng năm 2023 -
Ông Nguyễn Đình Khang được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII
![]() |
Bộ Công Thương dự tính, mức thiếu hụt điện năng cao nhất sẽ rơi vào năm 2023, khoảng 12 tỷ kWh sau đó giảm dần xuống 7 tỷ kWh vào năm 2024 và 3,5 tỷ kWh vào 2025. |
Nhiều dự án chậm tiến độ
Bộ Công thương vừa công bố báo cáo tình hình thực hiện các dự án điện trong quy hoạch điện VII.
Theo báo cáo này, hiện tổng công suất nguồn điện của Việt Nam đã gần như không còn dự phòng, trong khi đó nhiều dự án theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh đều chậm tiến độ dẫn đến nguy cơ thiếu điện trong tương lai rất gần.
Quy hoạch điện VII điều chỉnh giai đoạn 2016 - 2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện đưa vào vận hành, chưa bao gồm các nguồn năng lượng tái tạo chưa ghi rõ tên hoặc chưa lập dự án.
Trong đó có 43 dự án thủy điện, 57 dự án nhiệt điện và 11 dự án năng lượng tái tạo, 3 dự án thủy điện tích năng và 2 dự án điện hạt nhân.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, sẽ đưa vào vận hành tổng cộng 21.651 MW, trong đó các dự án nhiệt điện là 13.845 MW (chiếm 63,95%), các dự án thủy điện là 4.084 MW (chiếm 18,86%), các dự án năng lượng tái tạo là 3.722 MW (chiếm 17,19%); giai đoạn 2021 - 2025 sẽ đưa vào vận hành 38.010 MW, giai đoạn 2026 - 2030 sẽ đưa vào vận hành tổng cộng 36.192 MW.
Tuy nhiên trên thực tế, tổng công suất các nguồn điện có khả năng đưa vào vận hành cả giai đoạn 2016 - 2030 dự kiến khoảng 80.500 MW, thấp hơn so với Quy hoạch VII điều chỉnh là hơn 15.200 MW, trong đó chủ yếu thiếu hụt trong các năm từ 2018 - 2022. Nhiều dự án giai đoạn này bị chậm sang giai đoạn 2026 - 2030 và hầu hết là dự án nhiệt điiện tại miền Nam.
Dẫn đến hệ thống điện từ có dự phòng về nguồn điện 20 - 30% trong những năm 2015 – 2016 thì đến 2018 - 2019 hầu như không còn dự phòng và sang giai đoạn 2021 - 2025 xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cấp điện.
Nguyên nhân chính dẫn tới việc thiếu điện tại miền Nam tăng cao hơn so với tính toán trước đây là do tiến độ các dự án khí Lô B, Cá Voi Xanh đều bị chậm so với kế hoạch từ 9 tháng đến 1 năm; các dự án Nhiệt điện Kiên Giang 1&2 không đáp ứng tiến độ hoàn thành trong giai đoạn 2021 - 2025, thậm chí lùi sau năm 2030; Dự án Ô Môn III lùi tiến độ đến năm 2025.
Trường hợp dự án điện Long Phú 1 không đáp ứng tiến độ hoàn thành năm 2023, tình trạng thiếu điện tại miền Nam trong các năm 2024 - 2025 sẽ trầm trọng hơn.
Dự kiến các nguồn điện có khả năng đi vào vận hành trong giai đoạn 2021 - 2030 chỉ khoảng 64.200MW, thấp hơn 10.000MW so với Quy hoạch điện VII điều chỉnh 72.202MW.
![]() |
Dự kiến công suất nguồn điện hoàn thành từ 2019 - 2030 |
Bộ Công Thương cho biết, theo tính toán, với các dự án nguồn điện đưa vào vận hành năm 2019 - 2020, hệ thống điện có thể đáp ứng được nhu cầu điện toàn quốc.
Tuy nhiên cần huy động thêm nguồn nhiệt điện chạy dầu với sản lượng tương ứng 1,7 tỷ KWh vào năm 2019 và 5,2 tỷ kWh vào năm 2020. Trong trường hợp các tổ máy phát điện không đáp ứng yêu cầu về độ tin cậy vận hành hoặc không đảm bảo đủ nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, Việt Nam có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện vào năm 2020.
Các năm từ 2021 - 2025, mặc dù sẽ huy động tối đa các nguồn điện chạy dầu nhưng hệ thống điện nhiều khả năng không đáp ứng nhu cầu phụ tải và xảy ra tình trạng thiếu điện tại miền Nam với mức thiếu hụt tăng từ 3,7 tỷ kWh (năm 2021) lên gần 10 tỷ kWh (năm 2022), mức thiếu hụt cao nhất vào năm 2023 khoảng 12 tỷ kWh, sau đó giảm dần xuống 7 tỷ năm 2024 và 3,5 tỷ kWh năm 2025.

-
Chuyến công tác của Thủ tướng: Thông điệp toàn cầu và những dấu ấn, đột phá quan trọng -
Sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng tích cực sau 11 tháng năm 2023 -
Ông Nguyễn Đình Khang được bầu giữ chức Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII -
Sửa Luật Đất đai, kỳ vọng “phút bù giờ” - Bài 3: Còn thời gian, vẫn kiên trì đóng góp -
Bầu 168 ủy viên Ban chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII -
3 năm thực thi EVFTA, xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng gần 50% -
Quảng Trị: Quy hoạch huyện Triệu Phong gắn liền với Khu kinh tế Đông Nam
-
Công ty cơ khí Duy Khanh khánh thành nhà máy tại Khu công nghệ cao TP.HCM
-
Vietjet khai trương đường bay thẳng Thượng Hải - TP.HCM
-
UNIQLO tăng trưởng ấn tượng sau 4 năm kinh doanh tại Việt Nam
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thúc đẩy phát triển chuỗi đô thị du lịch biển
-
Newtecons là tổng thầu đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đến hiện tại thi công, bàn giao thành công dự án căn hộ hàng hiệu
-
“Giải mã” nhóm tính năng giúp VNSC by Finhay giành giải thưởng Công nghệ Fintech Toàn cầu IBSi