-
Sabeco liên tiếp vào Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2024 -
Một số sản phẩm xuất khẩu Việt Nam bị đề nghị điều tra tại Thái Lan, Ấn Độ -
Mức thuế đối với rượu, bia nên tính theo nồng độ cồn -
Cách nào thu hút doanh nghiệp về khu công nghiệp dược TP.HCM -
Tập đoàn T&T Group tích cực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của quốc gia -
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Tuyết Nhung. |
M&A bất chấp đại dịch
Vào thời điểm nhiều doanh nghiệp trong nước, lớn có, nhỏ có, đang co cụm hoạt động sản xuất, kinh doanh vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, Tín Tốc thu hút sự chú ý khi công bố mua lại doanh nghiệp thứ ba trong ngành.
SGDS, công ty giao hàng nội thành TP.HCM được biết đến với thương hiệu Tốc Hành chính thức hoạt động dưới cái tên Tín Tốc kể từ tháng Hai vừa qua. Giá trị thương vụ không được hai bên tiết lộ, nhưng tại thời điểm sáp nhập, Tốc Hành đã có hơn 7 năm hoạt động, là đơn vị có tiếng trong ngành và tham gia vào thị trường này từ những ngày đầu bùng nổ thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trước đó, Tín Tốc cũng đã M&A hai công ty trong ngành là ANZShip (năm 2017) và DingDong Delivery (năm 2019). Sau khi hoàn tất ba thương vụ, hiện nay, Tín Tốc có hơn 120 nhân sự, bình quân mỗi ngày vận hành khoảng 9.000 đơn hàng, tạm thời dẫn đầu thị trường về năng lực xử lý.
Trên thực tế, sau 2 tháng đầu năm tăng trưởng tốt, Tín Tốc cũng bắt đầu thấy dấu hiệu giảm doanh thu trong vài tuần trở lại đây vì ảnh hưởng của dịch bệnh.
“Hàng hóa và nguyên vật liệu từ Trung Quốc đã bắt đầu thông quan. Việc hạn chế đi lại cũng khiến nhu cầu mua sắm online tăng mạnh. Đồng thời, chúng tôi tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch của Chính phủ”, Nguyễn Thị Tuyết Nhung, đồng sáng lập Tín Tốc giải thích lý do mua lại Tốc Hành trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay.
Thành lập năm 2014, Tín Tốc tập trung hoạt động tại TP.HCM - thành phố sôi động bậc nhất cả nước và dẫn đầu về chỉ số thương mại điện tử trong nhiều năm liên tiếp. Khách hàng của Tín Tốc phần lớn là các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.
Ở Việt Nam hiện có hai mô hình hoạt động trong lĩnh vực giao hàng chặng cuối của thương mại điện tử, bao gồm Instant Delivery (nhóm giao hàng từ người bán đến người mua, không qua hệ thống kho bãi, thời gian giao nhanh, khoảng 2 - 4 tiếng trong ngày, chi phí giao hàng cao) và Same-Day Delivery (hàng hóa từ người bán được đưa về kho tập trung, chia chọn rồi giao đến người mua, chi phí giao hàng thấp, nhưng thời gian giao chậm hơn).
Mô hình các công ty Same-Day Delivery như Tín Tốc cũng có kho bãi, nhưng chỉ tập trung ở một số tỉnh, thành phố trọng điểm, thời gian giao trong ngày. Tín Tốc vượt trội nhờ khả năng tối ưu quy trình luân chuyển, chia chọn, hệ thống kho bãi; kiểm soát hoàn toàn bằng công nghệ và có chi phí thấp hơn khoảng 20% so với các đối thủ.
Hậu M&A, Tuyết Nhung cùng đội ngũ lãnh đạo Tín Tốc sẽ tập trung đẩy mạnh hoạt động tại Bình Dương và Đồng Nai - hai thị trường rất sôi động ở phía Nam, nằm trong top 10 bảng xếp hạng hoạt động thương mại điện tử trong nước, do Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) công bố.
Giải mã Tín Tốc
Theo ông Charles Brewer, Giám đốc điều hành DHL eCommerce, lĩnh vực giao hàng chiếm khoảng 10% quy mô thương mại điện tử. Như vậy, với quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam hiện nay khoảng 8 tỷ USD, lĩnh vực giao nhận có giá trị khoảng 800 triệu USD.
Những con số này cho thấy mức độ tiềm năng và tất nhiên, đang có rất nhiều đối thủ quyết liệt giành “miếng bánh” thị phần. Tín Tốc cũng nằm trong số đó.
Giai đoạn đầu sau khi thành lập, với số vốn khiêm tốn, Tuyết Nhung và các cộng sự phải giải bài toán đáp ứng quy tắc “ba không”: không đầu tư “khủng” vào hệ thống công nghệ, kho bãi; không “đốt tiền” để thu hút người dùng và không thể trông chờ vào các nhà đầu tư.
Với đội ngũ nhân sự chỉ gồm 10 người, trong đó có 7 nhân viên giao nhận, Tuyết Nhung cùng các thành viên sáng lập luôn phải căng mình để vận hành. Thời gian đầu, đơn hàng chưa nhiều, nhưng Tuyết Nhung vẫn quyết tâm đảm bảo thu nhập hàng tháng cho nhân viên.
“Chúng tôi luôn đồng hành và động viên anh em lao động, củng cố niềm tin rằng, Công ty sẽ phát triển và thu nhập của họ sẽ được cải thiện”, Tuyết Nhung nói.
Tính đến thời điểm hiện tại, Tín Tốc cũng có một nhà đầu tư thiên thần, với số tiền đầu tư không lớn. Ra đời sau, tiềm lực tài chính không mạnh, vì sao Tín Tốc lại có thể thâu tóm các đối thủ?
Trả lời thắc mắc này, Tuyết Nhung cười hiền và bảo, đó là do sự khác biệt về tư duy quản trị. Chị giải thích, có hai điểm làm suy yếu các công ty giao hàng trong ngày ở Việt Nam từ bên trong, đó là năng lực kiểm soát hàng hóa và quản trị tài chính. Nhiều công ty bị mất hàng cả tháng mới phát hiện ra, dẫn đến những rắc rối trong đối chiếu, thu hồi, làm ảnh hưởng tới uy tín.
Ngoài việc sử dụng hoàn toàn công nghệ trong vận hành, Tín Tốc là đơn vị đầu tiên áp dụng quy trình kiểm soát hàng tồn kho vào 4 giờ chiều hàng ngày, nhờ đó có thể kiểm soát và xử lý mất mát hay sai sót ngay trong ngày. Quy trình kiểm soát nội bộ chặt chẽ cũng là điểm mạnh trong năng lực quản trị của Công ty. Tỷ lệ giao hàng thành công của Tín Tốc hiện lên đến 97,35% và con số này đang được tối ưu từng ngày.
“Công thức” thành công
Sinh ra và lớn lên ở An Giang, Tuyết Nhung là chị cả trong gia đình có truyền thống kinh doanh, được định hướng học ngành tài chính vì ba mẹ của Tuyết Nhung muốn có người am hiểu hơn về dòng tiền trong công việc kinh doanh của gia đình.
Có lẽ, do thừa hưởng “gen kinh doanh” của ba mẹ và sớm được tiếp cận công việc, quản lý dòng tiền, Tuyết Nhung và các cộng sự đã tìm được “công thức” thành công của mô hình Sameday Delivery.
Không những thế, chính tư duy quản lý minh bạch, sử dụng công nghệ để kiểm soát từ đầu đã giúp Tín Tốc nhận được sự tin tưởng, hỗ trợ tài chính từ Quỹ Thanh niên khởi nghiệp (BSSC) và một số ngân hàng. Có vốn, có quy trình, được khách hàng tin tưởng, Tuyết Nhung cùng các cộng sự nhanh chóng tăng tốc.
Để gia tăng thị phần trong thời gian ngắn, Tuyết Nhung lập tức “thiết kế” kế hoạch M&A. Chị bắt đầu “ngắm nghía” các đối thủ và tiến hành các bước đi bài bản.
M&A không hề đơn giản, nhưng “hậu M&A” còn phức tạp hơn nhiều, bởi nó liên quan đến yếu tố con người, văn hóa doanh nghiệp. Lúc này, bài học “nhân trị” trong những ngày đầu của Tín Tốc lại được áp dụng, chỉ khác là, quy mô nhân sự lớn hơn.
“Công bằng mà nói, “nhân trị” mới là yếu tố giúp Tín Tốc phát triển. Hệ thống kiểm soát rủi ro hay quản trị tài chính có vai trò rất quan trọng, nhưng nhân sự mới là yếu tố quyết định thành công”, Tuyết Nhung chia sẻ.
Thông thường, nghệ thuật quản trị nhân sự bằng “nhân trị” chỉ có ở các nhà quản lý nhiều kinh nghiệm và từng trải trên thương trường, nhưng ở Tín Tốc, người đảm nhiệm công việc này chỉ mới… 26 tuổi. Không chỉ vạch ra chiến lược, “dàn xếp” cả 3 thương vụ M&A của Tín Tốc trong 4 năm qua, Tuyết Nhung còn chính là người bố trí, sắp xếp nhân sự, vận hành “guồng máy” hoạt động hiệu quả.
Tuyết Nhung cũng đã có lần rời khỏi Tín Tốc vì áp lực công việc, nhưng sau một thời gian, cô đã trở về để cùng đội ngũ tiếp tục hành trình. “Có lẽ, đó là cái duyên”, Tuyết Nhung cười và nói.
Hiện nay, ngoài việc nâng cao năng lực vận hành, Tín Tốc còn đang chuẩn bị cho chiến lược quan trọng không kém trong trong năm 2020 là hợp tác với các đơn vị cung cấp phần mềm phục vụ kinh doanh trực tuyến để cung cấp giải pháp One-Stop-Service cho khách hàng.
Với One-Stop-Service, khách hàng có thể sử dụng các giải pháp hỗ trợ việc kinh doanh trực tuyến (quản lý đơn hàng, quản lý tồn kho, nhập hàng từ nước ngoài…) từ các đối tác liên kết với Tín Tốc và quản lý trên một nền tảng duy nhất.
“Xu hướng chung, các công ty cung cấp dịch vụ sẽ hướng đến sự tiện lợi và xuyên suốt cho khách hàng để giữ chân họ, Tín Tốc cũng không ngoại lệ”, Tuyết Nhung nói.
Dường như, M&A để tăng thị phần chưa phải là đích đến cuối cùng của nữ doanh nhân trẻ và doanh nghiệp hơn 5 năm tuổi này…
Những quyển sách nào có ảnh hưởng lớn với Tuyết Nhung?
Nhà lãnh đạo không chức danh và Nghệ thuật xử thế của người xưa là hai quyển sách để lại nhiều ấn tượng nhất với tôi.
Lãnh đạo nữ nào truyền cảm hứng nhất cho chị?
Bà Đỗ Thị Kim Liên, nhà sáng lập Bảo hiểm AAA. Tôi rất ấn tượng với hành trình khởi nghiệp qua nhiều lĩnh vực khác nhau của một giáo viên dạy Văn như bà Liên. Bà cũng là một doanh nhân hoạt động thiện nguyện rất tích cực.
Nếu không đồng hành với Tín Tốc, chị nghĩ mình sẽ theo lĩnh vực nào?
Thật khó để nói cụ thể, nhưng tôi sẽ tham gia các công ty công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ vào các đơn vị truyền thống.
-
Mức thuế đối với rượu, bia nên tính theo nồng độ cồn -
Cách nào thu hút doanh nghiệp về khu công nghiệp dược TP.HCM -
Tập đoàn T&T Group tích cực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của quốc gia -
Điểm danh 4 thị trường ASEAN điều tra hàng Việt nhiều nhất -
Xây dựng chiến lược sales và marketing bắt kịp xu hướng bền vững -
Hải Phòng bàn giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất sau bão số 3 -
VCCI đề xuất nhiều chính sách để doanh nghiệp nhanh chóng tái thiết sau bão lũ
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 20/9 -
2 Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Nỗi đau của người lượm ve chai -
3 Khẩu vị đầu tư bất động sản: Người nước ngoài “bỏ làng”, người Việt “bỏ phố” -
4 Fed cắt giảm lãi suất, thị trường chứng khoán kỳ vọng vào 2 nhóm cổ phiếu -
5 Bắc Ninh xin đầu tư cao tốc Vành đai 4 - Quốc lộ 18 trị giá 3.600 tỷ đồng
- BOSCH khai trương cửa hàng trải nghiệm đồ gia dụng đầu tiên tại Việt Nam
- C.P. Việt Nam chung tay hướng về miền Bắc thương yêu
- DKSH Việt Nam khai trương Trung tâm phát triển và sáng tạo của ngành nguyên liệu hóa chất
- Xedaptot.com mang lại sự đổi mới cho đại lý kinh doanh xe đạp truyền thống
- Cảng Sài Gòn đăng cai tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Hiệp hội Cảng biển Việt Nam
- Far Eastern Polytex Vietnam - Nơi làm việc tốt nhất châu Á năm 2024