Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Nhà đầu tư bắt sóng xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
H.Đ - 13/04/2020 14:10
 
Hơn hẳn kênh gửi tiết kiệm về cơ hội sinh lời, tính thanh khoản cao lại không nhiều rủi ro như đầu tư cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp đang là xu thế đầu tư của thị trường.

Trái phiếu doanh nghiệp: “Sáng cửa” bỏ vốn

Khi nghĩ đến các kênh đầu tư, nhà đầu tư cá nhân vẫn thường chỉ xoay quanh ngoại tệ, vàng, cổ phiếu, bất động sản, gửi tiết kiệm…, trong khi đó kênh đầu tư có mức sinh lời tốt và tính an toàn cao hơn như trái phiếu doanh nghiệp thì chưa được nhiều người chú ý. Nguyên nhân bởi không phải nhà đầu tư cá nhân nào cũng có thể tìm hiểu sâu, chi tiết về trái phiếu doanh nghiệp qua mỗi đợt phát hành và nhiều người vẫn nghĩ rằng trái phiếu doanh nghiệp là loại hình đầu tư chỉ dành cho các nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên, thực tế này đã có những biến chuyển mạnh mẽ trong khoảng 2 năm trở lại đây.

Thống kê từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và từ các doanh nghiệp cho thấy, năm 2019, có 211 doanh nghiệp thực hiện chào bán tổng cộng 300,588 tỷ đồng trái phiếu, chia làm 807 đợt phát hành trong đó có 12 đợt phát hành không thành công. Tổng số trái phiếu phát hành cả năm là 280,141 tỷ đồng, tương đương 93.2% giá trị chào bán và tăng 25% so với năm 2018. Lượng phát hành lớn trong năm đã khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng mạnh từ 9.01% GDP (2018) lên khoảng 11.3% GDP (2019).

Riêng tháng 1/2020, tổng lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã lên tới 13.374 tỷ đồng, trong đó nhóm các doanh nghiệp bất động sản phát hành 7.364 tỷ đồng, tương đương 55% tổng lượng phát hành và có 80% nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản (theo SSI Research).

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động ngay từ đầu năm
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sôi động ngay từ đầu năm

Lý giải về sự sôi động của thị trường này, Apec Securities cho biết, Nghị định 163/2018/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng hơn cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Các chính sách từ Ngân hàng Nhà nước như giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, giới hạn cho vay với 1 khách hàng không quá 15% vốn tự có, điều chỉnh hệ số rủi ro với cho vay bất động sản… đã tạo ra sự dịch chuyển của các doanh nghiệp từ kênh huy động tín dụng ngân hàng sang kênh phát hành trái phiếu.

Bên cạnh đó, việc thông tin phát hành trái phiếu minh bạch hơn và sự tham gia tích cực của các trung gian phân phối là các ngân hàng, công ty chứng khoán đã khiến trái phiếu doanh nghiệp trở lên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư.

Chia sẻ về quyết định chuyển hướng đầu tư sang trái phiếu doanh nghiệp, chị Nguyễn Khánh Linh, nhà đầu tư chuyên nghiệp tại Hà Nội cho biết: “Trái phiếu doanh nghiệp không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường giống như cổ phiếu nên tính bảo toàn vốn cao hơn. Lãi suất trái phiếu cũng cao hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn, được trả định kỳ 3 tháng, 6 tháng, hoặc 1 năm/lần tùy loại trái phiếu, tính thanh khoản cao giúp nhà đầu tư có dòng tiền đều đặn. Đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, mức lợi nhuận tốt hơn so với gửi tiết kiệm và ít phải đối mặt với rủi ro hơn so với đầu tư cổ phiếu”.

Trái phiếu Ibond – Lựa chọn đầu tư an toàn, hấp dẫn

Là trái phiếu doanh nghiệp do Công ty cổ phần đầu tư IDJ Việt Nam phát hành, được thẩm định và phân phối bởi Công ty chứng khoán Apec, Ibond được đánh giá là một trong những sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp hấp dẫn bậc nhất trên thị trường với lãi suất lên tới 13%/năm cho gói 36 tháng.

So với kênh gửi tiết kiệm, Ibond thể hiện được sự ưu việt hơn hẳn khi nhà đầu tư hoàn toàn có thể bán lại và thực nhận lại số tiền đã đầu tư và lãi suất của khoảng thời gian đã đầu tư chỉ sau 3 tháng. Điều này giúp khách hàng kiểm soát và hạn chế được các rủi ro gặp phải khi đầu tư.

Nhà đầu tư sớm bắt sóng xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Nhà đầu tư sớm bắt sóng xu hướng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu Ibond cũng tỏ ra linh hoạt hơn các sản phẩm trái phiếu khác trên thị trường khi được chia nhỏ nhiều kỳ hạn để khách hàng có nhu cầu đáo hạn trước vẫn nhận được lãi suất cao, ví dụ: 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng… Sản phẩm cũng được đơn vị phát hành cam kết mua lại, đảm bảo tính thanh khoản.

Trong nguyên tắc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp có “sức khỏe” càng tốt thì cơ hội sinh lời, cũng như tính thanh khoản càng cao. Do vậy, trước khi lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp phát hành.

Với tình hình kinh doanh khả quan, các dự án phủ rộng trên toàn quốc, cổ phiếu của IDJ Việt Nam liên tục tăng điểm suốt một năm qua bất chấp đà giảm chung của thị trường. Dưới sự quản lý của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, thông tin trên thị trường chứng khoán của IDJ Việt Nam cũng được công bố thường xuyên, minh bạch, các báo cáo kiểm toán được thực hiện bởi các đơn vị kiểm toán lớn, uy tín thực hiện hàng năm như Big Four… nhà đầu tư hoàn toàn có thể yên tâm về “sức khỏe” của đơn vị phát hành trái phiếu.

Giữa thời điểm dịch nCoV đang diễn ra căng thẳng khiến các kênh đầu tư phổ biến: chứng khoán, vàng, ngoại tệ…đều bị ảnh hưởng lớn, trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp bất động sản vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá sẽ bùng nổ cả về cung và cầu trong năm 2020. Ibond nói riêng và trái phiếu doanh nghiệp nói chung sẽ là hướng đi sáng cửa cho các nhà đầu tư đang đau đầu tìm kiếm kênh đầu tư mới.

ADB: Thị trường trái phiếu Việt Nam giảm mạnh nhất khu vực Đông Á mới nổi
Nghiên cứu nhanh về thị trường trái phiếu một số nước Đông Á của ADB cho thấy, đại dịch Covid – 19 và sự bất ổn định kinh tế toàn cầu...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư