
-
Hàn Quốc đề xuất ngân sách bổ sung 8,5 tỷ USD nhằm bình ổn giá, hỗ trợ các ngành công nghiệp chủ chốt
-
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn
-
"Cú đấm thép" thuế quan của ông Trump có hiệu lực, thế giới lún sâu vào thương chiến
-
Tài sản của Elon Musk "bốc hơi" gần 135 tỷ USD từ đầu năm
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
![]() |
Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc tăng vọt 5,71% trong phiên giao dịch 6/7. Ảnh: AFP |
Chỉ số Shanghai Composite tăng điểm mạnh nhất khu vực với mức tăng 5,71% và chốt phiên ở mức 3.332,88 điểm, còn Shenzhen Component đóng cửa với 12.941,72 điểm, tăng 4,089%. Chỉ số CSI 300 - rổ cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường đại lục - tăng 5,67% lên 4.670,09 điểm.
Jackson Wong, Giám đốc quản lý tài sản tại Công ty quản lý tài sản Amber Hill Capital (Hong Kong) đánh giá, chứng khoán Trung Quốc đại lục tăng điểm đã tạo lực kéo cho các thị trường khác.
Wong cho biết việc khối lượng giao dịch tăng vọt gần đây và đợt bùng nổ của chỉ số Shanghai Composite tuần trước khiến nhà đầu tư hy vọng sóng tăng điểm của chứng khoán Trung Quốc đại lục sắp dội đến.
Theo chuyên gia này, chứng khoán Trung Quốc đại lục tạo sóng nhờ nước này đã kiểm soát tốt dịch bệnh và hạn chế được tác động của dịch.
Hao Hong, Giám đốc điều hành Công ty quản lý vốn đầu tư BOCOM International (Hong Kong) cho biết Shanghai Composite phiên hôm nay đã phá kỷ lục mức tăng bình quân 850 ngày qua.
“Thị trường tiếp tục tin rằng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ tiếp tục chính sách nới lỏng sau động thái nới lỏng tiền tệ và tín dụng gần đây”, ông Hong nói thêm. “Ở Trung Quốc, trạng thái thị trường đến nhanh nhưng đi cũng nhanh”.
Trên sàn Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng tăng mạnh 3,81% và chốt phiên với 26.339,16 điểm.
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản lên điểm 1,83% lên 22.714,44 còn Topix kết thúc ngày giao dịch với 1.577,15 điểm, tăng 1.6%. Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi ghi nhận mức tăng 1,65% lên 2.187,93.
Ngược dòng với thị trường châu Á, chứng khoán Australia hôm nay nhuốm đỏ với chỉ số S&P/ASX 200 trượt 0,71% về 6.014,60 điểm. Nhìn chung, chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 1,75%.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cuối tuần qua cho biết số ca mắc Covid-19 trong ngày đã lập kỷ lục mới với hơn 200.000 người nhiễm. Tại Mỹ, 2 bang Florida và Texas xác nhận số ca mắc Covid-19 tăng vọt 20.000 người trong ngày Quốc khánh 4/7.
Thị trường tiền tệ hôm nay ghi nhận chỉ số đô la Mỹ so với các đồng tiền mạnh khác trượt từ mốc 97,195 xuống 96,912. Đồng yên Nhật Bản tăng giá và giao dịch 107,56 JPY/USD so với mức 108 JPY/USD thiết lập tuần trước, còn đô la Australia mạnh lên và trao tay 1 AUD/0,6964 USD so với 1 AUD/0,684 USD trong tuần trước.
Giá dầu trên thị trường châu Á chiều này đi lên, với dầu thô Brent giao kỳ hạn tăng giá 1,89% lên 43,61 USD/thùng, còn giá dầu thô giao kỳ hạn của Mỹ nhích 0,81% lên 40,98 USD/thùng.

-
Tổng thống Trump báo hiệu thuế quan trả đũa Trung Quốc có thể sắp kết thúc -
ECB hạ lãi suất lần thứ bảy liên tiếp -
Microsoft lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, tinh gọn bộ máy -
OECD quan ngại trước làn sóng cắt giảm viện trợ nước ngoài -
Lạm phát tại Anh giảm nhanh, BoE có dư địa "mạnh tay" cắt giảm lãi suất -
Lào khuyến khích trồng sầu riêng quy mô lớn -
Trở ngại đưa chuỗi cung ứng trở lại nước Mỹ
-
Hướng tới thể chế hiệu quả qua các cơ chế bền vững
-
FTA - Cơ hội và thách thức trong hành trình nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp
-
Công bố Top 100 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025
-
Một tập đoàn quyết định bất ngờ về lương khởi điểm khiến hàng vạn sinh viên nức lòng
-
KBC nộp xong tiền sử dụng đất Dự án Tràng Cát, sẵn sàng đưa vào kinh doanh
-
SeABank thông báo mời thầu