-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ
Sốt sắng với dự án nhà máy nhiệt điện
Ông Jaehan Shin, Quản lý của Bexco, một doanh nghiệp Hàn Quốc tham gia tổ chức Triển lãm quốc tế về công nghệ năng lượng - môi trường vừa diễn ra tại TP.HCM cho biết, có 107 doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động trong lĩnh vực công nghệ năng lượng và môi trường đã đến Việt Nam tìm đối tác và khai thác thị trường thông qua triển lãm này.
“Đây là đoàn doanh nghiệp về công nghệ năng lượng và môi trường lớn nhất của Hàn Quốc đến tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở Việt Nam”, ông Shin nói.
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, trong số doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn, đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện than có vẻ “sốt sắng” hơn cả.
Đại diện Công ty Phát điện miền Trung Hàn Quốc cho biết, doanh nghiệp này là nhà xây dựng, vận hành, bảo trì nhà máy phát điện hàng đầu thế giới. “Chúng tôi đã và đang vận hành thành công nhiều nhà máy ở Indonesia, trong đó, Nhà máy Nhiệt điện than Cirebon có nhiều hạng mục được đánh giá ở mức cao nhất”, đại diện doanh nghiệp trên nói.
Cũng theo vị này, doanh nghiệp còn có nhà máy ở một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á, được triển khai dự án theo các hình thức như BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh), O&M (kinh doanh - quản lý), BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), do đó, doanh nghiệp rất mong muốn được hợp tác, triển khai các dự án nhà máy nhiệt điện than theo các hình thức phù hợp tại Việt Nam.
Trong khi đó, đại diện Công ty Phát điện miền Tây Hàn Quốc lại muốn giới thiệu các thiết bị cho nhà máy nhiệt điện than công suất 1.000 MW. Đây được xem là mô hình nhà máy nhiệt điện than ưu việt nhất hiện nay với nhiều đặc điểm nổi bật như nhà máy phát điện hiệu suất cao, thân thiện với môi trường… Tuy nhiên, đại diện doanh nghiệp này cũng cho biết, tổng chi phí đầu tư cho nhà máy như vậy là rất lớn, tới 3.349,9 tỷ won (tương ứng 2,97 tỷ USD).
Nhiều công nghệ mới
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn, ông Lee Jong Hee, Quản lý kỹ thuật của Công ty KDHEC cho biết, nhiều nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam đang tìm hiểu, sử dụng công nghệ xử lý bụi than, ô xít lưu huỳnh, ô xít nitơ… nên chưa hợp lý và lãng phí. Đơn cử, một nhà máy ở khu vực phía Bắc có công suất 100 MW, nhưng lại đi tìm hiểu, định sử dụng công nghệ dành cho nhà máy có công suất trên 500 MW.
Theo ông Lee, điều này sẽ khiến tổng mức đầu tư sẽ tăng cao, chưa kể đến chi phí dành vận hành cũng tăng. Do đó, KDHEC mong muốn đưa công nghệ mới tới cho đối tác, khách hàng với 2 ưu điểm nổi bật, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Thứ nhất, chi phí đầu tư giảm khoảng 30%, song vẫn đảm bảo được các tiêu chuẩn kỹ thuật về xử lý bụi than, kim loại nặng.
Thứ hai, công nghệ này sử dụng hợp chất canxi hydroxit - một nguyên liệu rất sẵn có ở Việt Nam. Do đó, giá thành giảm và không lo thiếu nguyên liệu.
Không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, các doanh nghiệp Hàn Quốc đến khai thác thị trường, tìm kiếm đối tác để hợp tác cũng giới thiệu nhiều công nghệ mới, thân thiện với môi trường.
Chẳng hạn, Công ty Hyundai Engineering & Steel Industries giới thiệu sản phẩm tàu chuyên dùng cho nhà máy điện gió ngoài khơi, với ưu điểm tiết kiệm nhiên liệu, rút ngắn thời gian thi công. Hay Công ty Sungchang Telecom đem đến sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời, ứng dụng phương thức non-CPU đầu tiên trên thế giới.
Ngoài ra, các công ty Corkworld và Greenbio giới thiệu kỹ thuật trồng cây, phân bón tiên tiến, đáp ứng nhu cầu cải thiện chất lượng không khí trong các tòa nhà. Các kỹ thuật lọc nước, xử lý nước thải, sử dụng công nghệ nano để lọc nước ô nhiễm được các công ty SSENG và H-Plus Eco đem tới với các đối tác, khách hàng tại Việt Nam.
-
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
-
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ? -
Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận -
Hơn 2.300 tỷ đồng đầu tư vào công nghiệp Bình Thuận -
TP.HCM đề xuất chi 1.850 tỷ đồng vốn ngân sách đầu tư nhà thi đấu Phan Đình Phùng
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025