-
Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD -
Cần Thơ thúc tiến độ giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm -
Cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp Thái Lan hợp tác, đầu tư tại Bình Định -
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam
10 nhóm vấn đề vướng mắc của doanh nghiệp Nhật Bản đã được đưa ra tại Tọa đàm. Ảnh: B.D |
“Doanh nghiệp Nhật Bản muốn thấy rõ sự cải thiện về năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Nếu Việt Nam muốn thu hút người Nhật, muốn các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam thì hãy xem lại điều này”, ông Masahiro Ibi, đồng Chủ tịch Ủy ban kinh tế Mekong – Nhật Bản đã phải nhấn nút micro để có ý kiến khi tranh luận xung quanh đề nghị nới lỏng quy định nhập cảnh theo dạng miễn thị thực theo đề nghị của các doanh nghiệp Nhật Bản bắt đầu nóng lên.
Trong nhóm ý kiến gồm 10 vấn đề mà doanh nghiệp Nhật Bản đang vướng mắc được đưa ra tại Tọa đàm Đối thoại chính sách lần thứ ba giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với Phòng Thương mại và Công nghiệp vừa diễn ra, đề nghị nới lỏng quy định về visa cho người Nhật được đặc biệt quan tâm.
Theo ông Tsukasabun Tokuyama, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, quy định mới từ tháng 1/2015 yêu cầu người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo dạng miễn thị thực phải cách thời điểm xuất cảnh Việt Nam lần trước ít nhất 30 ngày.
“Trong đoàn doanh nghiệp của chúng tôi lần này, sẽ có người trở về Nhật Bản ngay sau buổi làm việc này và họ sẽ trở lại Việt Nam vào tuần sau để tham dự cuộc làm việc của Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren). Theo quy định mới, họ sẽ không kịp xin visa để đến Việt Nam, điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới kế hoạch của các doanh nghiệp Nhật Bản”, ông Tokuyama giải thích.
Mặc dù đại diện Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) của Việt Nam cho rằng, vấn đề này đã được giải quyết khi có thể xin visa tại cửa khẩu với chi phí chỉ là 5 USD và các thông tin này đã được gửi tới các đại sứ quán, trong đó có Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, song ông Tokuyama cho rằng, sẽ không thể giải quyết vì “phía hàng không không cho chúng tôi lên máy bay nếu không có visa” và các doanh nghiệp Nhật đề nghị mọi việc trở lại như trước đây.
Ngay trước khi đề cập các vướng mắc này, ông Tokuyama nhấn mạnh rằng, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có quy mô lớn thứ hai, chỉ sau Hiệp hội tại Thái Lan, với tốc độ tăng gấp đôi trong vòng 4 năm qua, tương đương tốc độ gia tăng sự xuất hiện của các doanh nghiệp Nhật tại Việt Nam. Song ông này cũng đã thẳng thắn cho biết, nhiều vướng mắc đã được đưa đi đưa lại nhiều lần.
Có thể nhắc tới kiến nghị giới hạn 10 năm với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng nhập khẩu là quá nghiêm nghặt, nên thay bằng quy định về đảm bảo tính năng; tỷ lệ tăng lương tối thiểu mỗi năm khoảng 15-17% là quá cao so với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; giảm yêu cầu về thời gian kinh nghiệm làm việc từ 5 năm xuống còn 3 năm trong hồ sơ xin giấy phép lao động hay yêu cầu nới lỏng quy định về làm thêm giờ theo từng ngành thay vì quy định cứng như hiện nay…
Đặc biệt, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam cho rằng, đang có sự vi phạm cam kết WTO về việc cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực logistic. “Doanh nghiệp Nhật Bản khi muốn hoạt động trong lĩnh vực này rất khó khăn, kể cả khi thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hay mua cổ phần để thành lập công ty con 100% vốn nước ngoài”, ông Tsukasabun Tokuyama nói.
Mặc dù ông Tsukasabun Tokuyama không giải thích rõ lý do, nhưng ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Quản lý Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) thừa nhận, đang có sự khác biệt trong xử lý vấn để này ở các địa phương khác nhau do các hướng dẫn khác nhau giữa các bộ, ngành có liên quan.
“Rất tiếc, đại diện Bộ Công thương hôm nay không có mặt, nhưng chúng tôi sẽ ghi nhận và sẽ có giải pháp thống nhất cách xử lý. Bộ Kế hoạch và Đầu tư và cùng Bộ Công thương, Bộ Giao thông – Vận tải sẽ phối hợp xử lý sớm nhất”, ông Hoàng nói.
Cũng phải nhắc tới câu nói của ông Kobayashi Yoichi, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Mekong – Nhật Bản, đồng thời là Chủ tịch Công ty Thương mại Itochu trong lời khai mạc Tọa đàm là, Việt Nam cần có cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng hấp dẫn hơn các quốc gia khác trong khu vực, nhất là khi AEC sẽ được thành lập vào cuối năm nay, mối quan hệ của các quốc gia trong khu vực sẽ thay đổi lớn.
“Cùng với cải thiện cơ chế chính sách, Chính phủ Việt Nam phải có đầu mối để thực thi thống nhất. Chúng tôi đã chọn Việt Nam và sẵn sàng có ý kiến để Việt Nam thăng hạng về năng lực cạnh tranh”, ông Kobayashi Yoichi khuyến nghị.
Ý kiến - nhận định:
"Chúng tôi sẽ tìm cách xử lý"
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh:
Dù Nhật Bản đứng đầu trong số 105 quốc gia đầu tư vào Việt Nam, nhưng Việt Nam lại đứng sau nhiều nước trong khu vực, như Thái Lan, Indonsia về số dự án của doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào. Rõ ràng, môi trường đầu tư - kinh doanh của Việt Nam dù đã được cải thiện, nhưng vẫn còn nhiều điểm yếu kém.
Tôi đánh giá cao Tọa đàm lần thứ 3 này, vì khi các doanh nghiệp nói thẳng những điểm mạnh, điểm yếu, chúng tôi sẽ tìm cách xử lý. Mọi người đều chung một mục tiêu là giúp Việt Nam có môi trường đầu tư tốt nhất, đem lại lợi ích cho cả Việt Nam và nhà đầu tư.
"Thông tư 20 sửa đổi sắp được ban hành"
Bà Trần Tuyết Nhung, Phó vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ):
Dự thảo sửa đổi Thông tư 20/2014/TT-BKHCN quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng đã có quy định không phải thẩm định với máy móc nhập khẩu của dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép, nghĩa là không giới hạn 10 năm.
Đối với máy móc nhập khẩu ngoài dự án án, chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí là dưới 10 năm hoặc máy có chất lượng bằng ít nhất 70% so với ban đầu.
Dự kiến, Thông tư 20 sửa đổi sẽ được ban hành trong quý IV/2015 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị thực hiện.
"Chúng tôi sẽ thành lập UCS Việt Nam"
Ông Arakaway yoshio, Giám đốc Công ty TNHH Máy tính Universal (UCS):
Năm ngoái, chúng tôi đã thành lập UCS tại Myanmar, không phải Việt Nam vì cần xác định một chiến lược kinh doanh dài hạn tại Việt Nam, muốn đưa sản phẩm phần mềm sản xuất tại Việt Nam tới Myanmar và các nước trong khu vực.
Trong năm tới, chúng tôi sẽ thành lập UCS Việt Nam để thực hiện kế hoạch này.
-
Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
Lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch tuyến đường sắt kết nối Lào Cai với Quảng Ninh -
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn mở rộng đầu tư, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam -
Quảng Ninh: Chuẩn bị đưa Nhà máy ôtô Thành Công Việt Hưng tại Khu công nghiệp Việt Hưng vào hoạt động -
Ứng trước hơn 410 tỷ đồng cho Dự án nâng cấp Quốc lộ 91, TP. Cần Thơ -
Đà Nẵng cấp mới 60 dự án vốn FDI -
Vì sao Dự án Thoát nước và vệ sinh môi trường đô thị Núi Thành chậm tiến độ?
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu