
-
Đà Nẵng yêu cầu triển khai đầu tư ngay 5 vị trí trong Khu thương mại tự do
-
Quảng Trị lập đồ án quy hoạch chi tiết hai bên dự án đường Hùng Vương kéo dài
-
TP.HCM nhẹ gánh nỗi lo quỹ đất phát triển công nghiệp
-
Chính phủ ra Nghị quyết tháo gỡ vướng mắc dự án ngăn triều 10.000 tỷ đồng
-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao
![]() | ||
Đối thoại chính sách lần thứ hai giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Keidanren ngày 8/12/2014 |
Không gian kinh tế của 600 triệu dân, với GDP hơn 3000 tỷ USD/năm là điểm mấu chốt mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh khi nói về cơ hội của các nhà đầu tư Nhật Bản khi Việt Nam tham gia AEC.
“Các hoạt động lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động kỹ năng của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn giới hạn trong vùng địa giới của Việt Nam. Kể cả hoạt động đầu tư trực tiếp cũng sẽ thay đổi lớn khi AEC có cơ chế ưu đãi tốt nhất dành cho các doanh nghiệp nội khối. Như vậy, các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ rất thuận lợi khi sử dụng tên tuổi là nhà đầu tư Việt Nam tham gia đầu tư vào các nước ASEAN”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trao đổi với các thành viên của Liên đoàn kinh tế Nhật Bản (Keidanren) – tổ chức đang thu hút tới 1.300 công ty, 121 hiệp hội công nghiệp trong nước và 47 tổ chức kinh tế tầm khu vực là thành viên.
Cùng với đó, Bộ trưởng Vinh cũng khẳng định, các lĩnh vực mà Việt Nam đang cần và sẽ dành ưu đãi thu hút nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản bao gồm không chỉ các lĩnh vực công nghệ cao, tăng cường năng lực cạnh tranh cho các ngành công nghiệp ưu tiên mà còn cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ông Vinh nhắc tới thời điểm 2015 vì hai vị đồng chủ tịch Ủy ban kinh tế Nhật – Việt của Keidanren đặt hàng loạt câu hỏi khá thẳng thắn về cơ hội nào dành cho các nhà đầu tư Nhật Bản trong các chiến lược phát triển công nghiệp của Việt Nam. Trong đó, mối lo ngại về nặng lực cạnh tranh của Việt Nam so với ASEAN 6 không hề nhỏ.
Bộ trưởng Vinh cho rằng, những thách thức lớn của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể được nhìn nhận là cơ hội của không ít các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư Nhật Bản.
“Trong tháng 12 này, dự thảo Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sẽ được thông qua, kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án hạ tầng. Tôi hy vọng các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tham gia vào hoạt động này. Trong năm 2015, Nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng sẽ được hoàn tất. Cùng với đó là các hoạt động đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, mua bán và sáp nhập, đây cũng là cơ hội để các nhà đầu tư Nhật Bản mở rộng hơn các kế hoạch đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam theo đúng nhu cầu mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã khuyến nghị từ nhiều năm nay”, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
Phải nói rõ, việc Việt Nam gia nhập AEC sẽ buộc cả nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam đối mặt trực tiếp với những đòi hỏi cao hơn, chuẩn mực hơn trong cả môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
“Việt Nam chấp nhận luật chơi nghĩa là chấp nhận phải cải thiện mới thu hút được vốn, được nhà đầu tư”, Bộ trưởng Vinh khẳng định những xu hướng cải cách môi trường kinh doanh đã rất rõ rệt thông quan một loạt văn bản liên quan đến đầu tư – kinh doanh vừa được ban hành như Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật Doanh nghiệp (sửa đổi).
Ngoài ra, việc Việt Nam sẽ hoàn tất ký kết một số hiệp định thương mại tự do mới với Hàn Quốc, EU, Liên minh thuế quan với Nga, Belarus và Kazakhstan vào đầu năm 2015 cũng sẽ tác động rất mạnh tới cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong đó có nhà đầu tư Nhật Bản.
"Quốc hội cũng đã chọn năm 2015 là năm doanh nghiệp để bàn cách các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tận dụng cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng thế nào, làm thế nào để không thua trên sân nhà. Việt Nam sẽ phải tập trung giải quyết nhiều vấn đề, sẽ có kế hoạch hành động cụ thể để tham gia vào AEC hiệu quả. Các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài chắc chắn sẽ được lợi trong quá trình này", Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cam kết.
Thị trường M&A Việt Nam lôi cuốn nhà đầu tư Nhật Bản () Nhân dịp sang Việt Nam tham dự Diễn đàn M&A Việt Nam 2014, ông Masataka “Sam” Yoshida, Giám đốc điều hành Recof chia sẻ về triển vọng thị trường mua bán, sáp nhập (M&A) tại Việt Nam và mối quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản đối với các ngành hàng tại Việt Nam thông qua hình thức đầu tư gián tiếp này. |
Chọn “điểm” để mở rộng hợp tác đầu tư Việt - Nhật () Kanagawa là tỉnh thứ ba của Nhật Bản thiết lập quan hệ đầu tư trực tiếp với các địa phương Việt Nam thông qua kênh xúc tiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. |
Khánh An
-
Vốn FDI chờ chốt thuế quan để tăng tốc -
Quảng Trị dồn lực giải phóng mặt bằng dự án đường sắt tốc độ cao -
Quảng Trị chuẩn bị triển khai hơn 20 km đầu tiên của dự án Quốc lộ 15D -
Nhiều dự án hàng trăm triệu USD sẵn sàng đầu tư vào VSIP Cần Thơ -
TP.HCM đề nghị Tập đoàn Sun Group hoàn thiện đề xuất tuyến metro chạy dọc sông Sài Gòn -
Gia Lai 52 dự án năng lượng tái tạo vào danh mục đấu thầu tìm nhà đầu tư -
Quảng Ngãi siết chặt tình trạng khai thác khoáng sản
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân