
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân
Lợi thế đa dạng văn hóa
Tư duy “chỉ cần để chất lượng sản phẩm thu hút khách hàng” hay “hữu xạ tự nhiên hương” vẫn tồn tại trong tâm khảm tất nhiều doanh nhân Việt, đặc biệt là tại các doanh nghiệp gia đình. Theo Chí-An Benjamin De Leo, đồng sáng lập RICE Creative, xu hướng này đang có chiều hướng thay đổi tích cực trong 5 năm trở lại đây.
![]() |
Chí-An Benjamin De Leo. |
“Trước đây, họ ngại thay đổi hoặc tái định vị thương hiệu, bởi lo lắng đến những rủi ro”, Chí-An nói. Theo anh, một lý do khác có thể đến từ việc nhiều doanh chủ loay hoay không biết phải thay đổi ra sao cho phù hợp. Mỗi ngày người tiêu dùng tiếp xúc với rất nhiều thương hiệu khiến việc giữ chỗ trong tâm trí khách hàng là bài toán khó cho những nhãn hàng đã tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định hoặc chuẩn bị bước vào thương trường.
RICE được thành lập năm 2011 với những thành viên mang nhiều quốc tịch. Chí-An mang trong mình 2 dòng máu khi bố là người Ý và mẹ là người Việt. Trong khi đó, đồng sáng lập là Joshua Breidenbach đến từ Mỹ. Khoảng 20 nhân viên còn lại tại RICE, đều là những người trẻ từ Canada, Anh, Pháp… nhưng phần đông vẫn là người Việt.
Chí-An cho rằng, sự đa dạng văn hóa trong đội ngũ này mang lại những ý nghĩa tích cực. Giải pháp được đưa ra đủ đa dạng dưới những góc nhìn riêng biệt, nhưng vẫn đảm bảo sự phù hợp đặc trưng bản địa.
Mỗi năm, RICE chỉ hợp tác với một số lượng khách hàng nhất định để có thể đồng hành dài hạn với các công ty ngay cả giai đoạn tái định vị thương hiệu. Trường hợp Sô-cô-la Marou là một ví dụ. Thương hiệu này đã mang về cho RICE rất nhiều giải thưởng về thiết kế bao bì quốc tế trong những năm qua. Đến nay, RICE và Marou vẫn tiếp tục hợp tác dù mối lương duyên này đã kéo dài suốt 7 năm qua.
Giữ vững giá trị cốt lõi
Việc xây dựng thương hiệu và tái định vị thương hiệu mà vẫn giữ vững giá trị cốt lõi luôn là bài toán khó khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp trăn trở. Chỉ mỗi việc tiếp thị là chưa đủ, mà theo sau cần nhiều hoạt động khác để nâng cao nhận diện thương hiệu. Dĩ nhiên, trước khi thực hiện các kế hoạch trên, họ phải đảm bảo đang sở hữu sản phẩm chất lượng - đó cũng chính là giá trị cốt lõi.
Mỗi “đề bài” đặt ra với RICE đều trải qua các quy trình từ nghiên cứu về nền tảng thương hiệu, sản phẩm đến hành vi khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng và đối thủ... Ở RICE dường như không có khái niệm “tốn nhiều thời gian và công sức” vào khách hàng, mà chỉ tập trung vào kết quả tốt nhất, cũng như xây dựng sự hợp tác dài lâu.
“Khó khăn chỉ xảy ra khi nội bộ khách hàng chưa thống nhất chiến lược thương hiệu, cũng như không có kế hoạch kỹ lưỡng, kể cả những doanh nghiệp nước ngoài đặt văn phòng tại Việt Nam. Khi đó, RICE sẽ làm việc và hoàn thiện các kế hoạch dựa trên thương thảo với người có quyền đưa ra quyết định cuối cùng là chủ tịch hoặc người sáng lập công ty”, Chí-An chia sẻ.
Chí-An liên tục nhắc đến định vị của RICE. Họ không phải là công ty thiết kế bao bì, mà là công ty xây dựng những chiến lược phát triển thương hiệu. “Thiết kế bao bì chỉ là một phần của việc xây dựng thương hiệu”, Chí-An nói.
Dễ hiểu vì sao anh luôn nhấn mạnh vào điều này bởi việc xây dựng thương hiệu chưa được quan tâm đúng mức ở Việt Nam. Trong lĩnh vực này, RICE nhận thấy, cần nhiều hơn sự tham gia thị trường của các công ty cùng chuyên môn nhằm giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu hơn về giá trị dịch vụ mà RICE cung cấp.
Ở RICE có đến 3 Giám đốc sáng tạo, trong đó có 2 người sáng lập. Kỹ tính, cẩn trọng và có chiến lược, họ muốn kết quả khách hàng đạt được không chỉ giúp thúc đẩy bán lẻ sản phẩm/dịch vụ, mà còn tạo ra sự gắn kết giữa người tiêu dùng và thương hiệu/sản phẩm.
Trao đổi ngắn cùng Chí-An:
Vì sao anh lại lập nghiệp tại Việt Nam?
Tôi trở về Việt Nam từ 10 năm trước. Mẹ tôi đang ở Hà Nội và anh trai cũng đang làm việc tại đây. Đó cũng là một phần quan trọng gắn kết tôi với mảnh đất này. Đặc biệt, tôi nhận thấy thị trường Việt Nam rất thú vị khi còn rất nhiều sản phẩm tốt, nhưng doanh nghiệp chưa đầu tư đúng mức cho việc định vị và phát triển thương hiệu để đạt giá trị thương mại ở mức tối đa.
Trong tên công ty có từ Creative. Anh định nghĩa thế nào là sáng tạo?
Với RICE, sự sáng tạo không có nghĩa chỉ là ý tưởng tuyệt vời, mà còn là cách giải quyết vấn đề. Giống như công việc bào chữa của người luật sư nghe qua có thể cho rằng không sáng tạo, tuy nhiên, cách mỗi người giải quyết vấn đề sẽ thể hiện sự sáng tạo và khác biệt.

-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất
-
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
-
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy -
Hải quan tăng kiểm tra xuất xứ hàng hóa -
Các Tập đoàn lớn của Việt Nam tiếp xúc song phương với US EXIM Bank -
Gỡ vướng trong thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới
-
Sheraton Hanoi West ra mắt nhiều lựa chọn “Staycation” cho mùa hè 2025