
-
Samsung phát triển smartphone gập bốn
-
Thông tin về sáp nhập, tinh gọn bộ máy được tìm kiếm nhiều nhất
-
iPhone Fold: Bản lề siêu bền, màn hình phẳng hơn
-
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng
-
VNPT cung cấp gói cước Internet tốc độ tối thiểu 300Mbps -
iOS 18.4 có gì mới?
![]() |
Các cuộc gọi 'rác' đang gây nhiều phiền toái với người dùng Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+) |
Theo báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, MobiFone), trong tháng 7 và tháng 8/2020, các đơn vị này đã thực hiện nhiều biện pháp kỹ thuật để phát hiện các thuê bao nghi ngờ phát tán cuộc gọi quấy rối người tiêu dùng (cuộc gọi rác). Sau đó, nhà mạng thực hiện xác thực, kiểm tra lại thông qua thu thập phản hồi của người tiêu dùng để phát hiện thuê bao phát tán cuộc gọi rác để ngăn chặn kịp thời.
Cụ thể, các doanh nghiệp viễn thông đã thực hiện ngăn chặn 18.329 thuê bao phát tán cuộc gọi rác (khóa chiều gọi đi với thuê bao nội mạng và khóa chiều gọi đến đối với thuê bao liên mạng).
![]() |
Thống kê chi tiết việc chặn các cuộc gọi 'rác' của các nhà mạng. |
Báo cáo của các doanh nghiệp cũng cho thấy tỷ lệ khách hàng phản hồi tin nhắn USSD của nhà mạng để xác thực sau khi nhận cuộc gọi nghi ngờ cuộc gọi rác rất thấp (trung bình 5%). Trong khi đó, chất lượng và hiệu quả của giải pháp ngăn chặn cuộc gọi rác phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ phản hồi của khách hàng.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phan Tâm cho biết vấn đề SIM rác cũng như những loại rác viễn thông phát sinh như tin nhắn rác, cuộc gọi rác sẽ được cơ quan chức năng xử lý căn bản vào cuối năm 2020.
"Đến hết năm nay, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xử lý căn bản các loại 'rác viễn thông', tiếp tục thanh tra diện rộng, chấn chỉnh các lãnh đạo doanh nghiệp nếu còn tiếp diễn tình trạng SIM 'rác' trên thị trường," Thứ trưởng Phan Tâm nhấn mạnh.
Trước đó từ 1/7/2020, Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phối hợp cùng các nhà mạng Viettel, VNPT và MobiFone triển khai giải pháp công nghệ để lọc và cắt liên lạc các thuê bao phát tán cuộc gọi 'rác.'
Các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam cũng đã đưa ra lộ trình thực hiện các biện pháp để xử lý "rác viễn thông." Theo đó, Viettel đã triển khai chính thức từ ngày 1/7/2020; Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Tổng công ty Viễn thông MobiFone đã triển khai chính thức trước ngày 1/8/2020; các doanh nghiệp viễn thông còn lại sẽ triển khai từ ngày 1/10/2020./.

-
Huawei bứt phá doanh thu nhờ smartphone và viễn thông -
VNG tăng trưởng doanh thu 22%, đạt hơn 9.200 tỷ đồng -
Người dùng ChatGPT tăng kỷ lục nhờ trào lưu tạo ảnh Ghibli -
Phát hiện gần 1.200 trang web giả mạo thương hiệu doanh nghiệp Việt -
iPhone 17 Air siêu mỏng nhưng đánh đổi nhiều tính năng -
Doanh nghiệp mất 10 năm để tham gia vào chuỗi cung ứng của Intel -
Cú hích SpaceX trên thị trường viễn thông Việt Nam
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort