Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 19 tháng 04 năm 2024,
Nhà máy Microsoft Việt Nam sẽ thuộc về Foxconn
Nguyên Đức - 18/05/2016 16:10
 
Hãng Microsoft đã quyết định bán mảng điện thoại truyền thống cho FIH Mobile Ltd., thuộc Tập đoàn Công nghệ Hon Hai/ Foxconn, và HMD Global, Oy. Với thỏa thuận này, nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam sẽ được chuyển giao cho FIH.
Nhà máy Microsoft Việt Nam (Ảnh: Baodautu.vn)
Nhà máy Microsoft Việt Nam (Ảnh: Baodautu.vn)

Tập đoàn Microsoft vừa chính thức công bố việc đã đạt được thỏa thuận giao dịch bán mảng điện thoại truyền thống cho FIH Mobile Ltd., thuộc Tập đoàn Công nghệ Hon Hai/ Foxconn, và HMD Global, Oy. Giá trị của thương vụ là 350 triệu USD.

Là một phần của giao dịch, FIH Mobile Ltd. sẽ nhận về Microsoft Mobile Việt Nam, nhà máy sản xuất của công ty tại Bắc Ninh, Việt Nam.

Cho tới khi hoàn tất giao dịch này, khoảng 4.500 nhân sự sẽ được chuyển giao hoặc có cơ hội gia nhập FIH Mobile Ltd. hay HMD Global, Oy, theo luật địa phương. 

Microsoft sẽ tiếp tục phát triển Windows 10 Mobile và hỗ trợ cho các loại điện thoại Lumia như Lumia 650, Lumia 950, Lumia 950 XL, cũng như các dòng thiết bị từ đối tác OEM như Acer, Alcatel, HP, Trinity và VAIO. 

Là một phần thuộc thỏa thuận, Microsoft sẽ chuyển nhượng toàn bộ các hạng mục sở hữu trọng yếu về điện thoại truyền thống, bao gồm thương hiệu, phần mềm và dịch vụ, mảng chăm sóc khách hàng và các tài sản khác, hợp đồng với khách hàng và các thỏa thuận cung ứng quan trọng, tuân thủ theo luật địa phương. Giao dịch dự kiến được hoàn tất vào nửa sau của năm 2016, tùy thuộc vào các phê duyệt nguyên tắc và các điều kiện hoàn tất phát sinh khác.

Nhà máy Microsoft Mobile Việt Nam có vốn đầu tư 302 triệu USD, trước đây thuộc quyền quản lý của Tập đoàn Nokia. Sau thương vụ Microsoft - Nokia, nhà máy này chuyển quyền sở hữu sang Microsoft và đổi tên thành Microsoft Mobile Việt Nam. 

Sharp sẽ về tay Foxconn với giá 4,3 tỷ USD vào tuần tới
Sharp và Foxconn dự kiến sẽ ký một thỏa thuận mua lại vào tuần tới sau nhiều lần trì hoãn khi hai bên đồng ý một gói cứu trợ thấp hơn ban đầu.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư