Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 10 tháng 05 năm 2024,
Nhà tổ chức hội chợ ngành hàng dệt may Đức mời doanh nghiệp Việt tham gia
Hoài Sương - 10/11/2023 20:37
 
Các triển lãm và hội chợ quốc tế là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới… nhằm đẩy nhanh tiến độ phục hồi trong năm 2024.

Ngày 10/11, Tập đoàn Messe Frankfurt (CHLB Đức) đã tổ chức họp báo tại TP.HCM nhằm thông tin về các kỳ hội chợ, triển lãm hàng đầu khu vực về ngành dệt may trong năm 2024. 

Trong đó, Hội chợ Techtextil và Texprocess sẽ diễn ra từ ngày 23-26/4/2024 tại Frankfurt am Main (Đức) nhằm kết nối mạng lưới của hơn 1.600 nhà triển lãm đến từ khoảng 50 quốc gia trên thế giới.

Theo ông Olaf Schmidt, Phó Chủ tịch Tập đoàn Messe Frankfurt, năm 2024, hội chợ sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm về dệt và vật liệu phủ cho trang trí nội thất, các sản phẩm dệt gia dụng và các lĩnh vực dịch vụ đa dạng cho dệt nội thất như: Vải nội thất, rèm cửa, giấy dán tường, ga trải giường, chăn ga gối đệm, in kỹ thuật số, thiết kế, công nghệ…

Ngoài diễn đàn và giải thưởng Sáng tạo tại Techtextil, Texprocess kỳ hội chợ sắp tới sẽ có thêm một số lĩnh vực đặc biệt mới về The Nature Performance, Denim Hub và Emerging Markets…

Ông Olaf Schmidt, Phó chủ tịch Tập đoàn Messe Frankfurt chia sẻ tại sự kiện.

“Hội chợ lần này sẽ là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước cơ hội phục hồi vào năm 2024. Ngoài ra, các lĩnh vực trong ngành dệt may đang thay đổi nhanh chóng. Do đó, các kỳ hội chợ và triển lãm đang nỗ lực bắt kịp thời đại, liên tục đổi mới để doanh nghiệp và chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới có thể tìm kiếm các giải pháp mới cũng như đối tác kinh doanh mới", ông Olaf Schmidt chia sẻ.

Đặc biệt, với các giải pháp dệt may được giới thiệu trong năm 2024, khách tham quan sẽ được khám phá những phát triển mới nhất về sợi và xơ sợi, sản phẩm không dệt, vật liệu tổng hợp, dệt tráng phủ, công nghệ… do các tập đoàn, doanh nghiệp lâu năm và các nhà triển lãm mới giới thiệu như: Carrington Textiles (Anh), Concordia Textiles (Bỉ), Everest Textile (Đài Loan), Franz Miederhoff (Đức), Kuraray (Nhật Bản), Kusumgar Corporates (Ấn Độ)…

Rào cản trong phát triển sản phẩm tái chế ngành dệt may
Phát triển mô hình tái chế vật liệu để giảm chất thải, bảo tồn tài nguyên đang là nỗ lực của ngành dệt may. Tuy nhiên, còn nhiều rào cản...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư