
-
Người dân trắng đêm đợi tới sáng dự Lễ Kỷ niệm cấp quốc gia 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
-
[Ảnh] Đường sắt Việt Nam chạy đôi tàu mang tên “Đoàn tàu Thống nhất”
-
Khánh thành Biểu tượng Hữu nghị Quốc tế TP.HCM
-
Trình diễn trống hội: Bản hùng ca hoành tráng
-
Đưa vào khai thác 10 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ người dân đi lại dịp 30/4 - 1/5 -
Hà Nội: Hơn 3.800 di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô
Do diễn biến phức tạp của Covid-19 ở Hà Nội, gia đình nhạc sĩ chưa có kế hoạch cụ thể việc tổ chức tang lễ của ông. MC Bạch Dương - cháu ruột nhạc sĩ - cho biết ông qua đời vì tuổi cao sức yếu. "5 năm trước, nhạc sĩ vẫn minh mẫn. Ông thường ở nhà chơi đàn mandolin rồi sáng tác, hát cho con cháu nghe. Ba năm qua, ông yếu dần, quên nhiều chuyện. Dịp Tết năm nay, nhạc sĩ không ngồi dậy được", chị Bạch Dương nói.
Chị nhớ sinh thời, nhạc sĩ Phong Nhã kể năm 1945, trên quãng đường vài km từ Cung Thiếu nhi Hà Nội ở phố Lý Thái Tổ về nhà riêng ở Hồ Xuân Hương, ông sáng tác bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Ca khúc là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, được nhiều thế hệ khán giả yêu mến.
![]() |
Nhạc sĩ Phong Nhã (1924-2020) là tác giả ca khúc "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng". |
Ca sĩ Minh Quân cho biết lần đầu anh làm việc cùng nhạc sĩ Phong Nhã là năm 2015, khi đạo diễn MV Ai yêu bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng. Trước đó, anh biết đến ông qua loạt bài hát thiếu nhi nổi tiếng. Lúc đóng MV, ông ngoài 90 tuổi. Êkíp nghĩ ông tuổi già sức yếu sẽ đến trường quay trễ. 6h sáng, êkíp mới đến địa điểm quay, ông đã có mặt. Nhạc sĩ hồi hộp vì lần đầu diễn xuất. Ông vào vai nhạc sĩ hướng dẫn các em bé thể hiện bài hát.
"Ông rất quan tâm đến các bé, ôn tồn hỏi các em ăn sáng chưa, có cháu nào bận đi học không. Chúng tôi nói ông chỉ cần diễn cảnh dạy hát, nhưng ông dạy thật. Quay xong, ông còn nán hỏi mọi người có cần phụ giúp gì không. Tôi nhận ra, phải có một tấm lòng yêu thương người xung quanh - nhất là các em nhỏ, ông mới sáng tác được nhiều bài hay đến thế", Minh Quân nói.
Nhạc sĩ Phong Nhã tên thật Nguyễn Văn Tường, sinh năm 1924 ở Hà Nam. Ông bắt đầu sáng tác nhạc thiếu nhi từ khoảng năm 1945, có khoảng 250 tác phẩm dành cho trẻ em. Một số ca khúc quen thuộc của ông là Cùng nhau ta đi lên (nay là Đội ca), Kim Đồng, Nhanh bước nhanh nhi đồng, Đi ta đi lên...
Ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2001, Huân chương Kháng chiến chống Pháp hạng nhì, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng nhất, Huy chương Vì sự nghiệp âm nhạc, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng và nhiều giải thưởng khác. Ngoài sáng tác âm nhạc, ông là tổng biên tập đầu tiên của báo Thiếu Niên Tiền Phong từ khi báo mới ra đời (năm 1954) đến năm 1978.
-
Hà Nội Metro tăng chuyến, rút ngắn thời gian chờ trong dịp lễ 30/4 - 1/5 -
Đưa vào khai thác 10 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc - Nam phục vụ người dân đi lại dịp 30/4 - 1/5 -
Hà Nội: Hơn 3.800 di tích, di sản, công trình cần bảo vệ theo Luật Thủ đô -
[Ảnh] Hào hùng khúc tráng ca “Đảng trong mùa xuân đại thắng” -
Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi" -
TP.HCM: 10.500 thiết bị bay không người lái thắp sáng bầu trời -
"Đảng trong mùa Xuân đại thắng": Đêm nghệ thuật thiêng liêng nối dài hào khí Việt Nam
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025