-
VSMCamp và CSMOSummit 2024: Khai mở chiến lược sales và marketing cho doanh nghiệp thời đại mới -
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics
Nhóm kỹ sư có chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ mới như Blockchain và AI đang nhận mức lương cao nhất và cao hơn so với các nhóm chuyên môn khác |
Nhân lực có chuyên môn Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (AI) đang được săn đón
Khảo sát VietnamWorks vừa công bố cho thấy, nhóm kỹ sư có chuyên môn thuộc lĩnh vực công nghệ mới như Blockchain và AI đang nhận mức lương cao nhất và cao hơn so với các nhóm chuyên môn khác. Theo đó, nhóm kỹ sư phát triển phần mềm liên quan đến Blockchain nhận mức lương trung bình là 2.241 USD, nhóm phát triển phần mềm liên quan đến AI có mức lương 1.844 USD, đứng vị trí thứ 3 là Full Stack với mức lương 1.642 USD.
Xét theo vai trò công việc, top 3 các vị trí có mức lương cao nhất lần lượt là: Kiến trúc sư giải pháp với mức lương 1.753 USD; Kỹ sư Agile/Scrum với mức lương 1.500 USD; Quản lý dự án với mức lương 1.372 USD.
Ông Gaku Echizenya, Tổng giám đốc của Navigos Group cho biết: “Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành CNTT ngày càng tăng cao hơn trong kỷ nguyên số hóa dẫn đến việc thu hút và giữ chân nhân tài cũng gặp nhiều thách thức. Bên cạnh đó, sự khan hiếm nhân lực có chuyên môn công nghệ mới (như blockchain và AI) dẫn đến sự mất cân đối về mức lương trên thị trường và tiềm ẩn nguy cơ nhóm nhân lực có chuyên môn “không còn là xu hướng” sẽ thất nghiệp hoặc trả mức lương thấp hơn".
Khi khảo sát về mức lương đang được nhận và mức lương mong đợi theo cấp bậc; ngôn ngữ lập trình; chuyên môn phổ biến;… hầu hết người tham gia khảo sát đều cho rằng họ đang nhận được mức lương không đúng như mong đợi. Mức chênh lệch thấp nhất vào khoảng 300 USD và cao nhất vào khoảng 1000 USD.
Đáng kể đến như, nhóm kỹ sư cấp Quản lý tại TP.HCM mong đợi mức lương 2.625 USD, nhưng thực nhận là 1.550 USD, tức đang chênh lệch vào khoảng 1.075 USD; Nhóm kỹ sự Front-end tại Hà Nội mong đợi mức lương 1.385 USD nhưng đang nhận mức lương là 635 USD, tức là chưa bằng ½ so với mong đợi và chênh đến 750 USD; tương tự trường hợp chỉ nhận lương chưa bằng ½ so với mong đợi là nhóm kỹ sư ngôn ngữ JavaScript với mong đợi là 1.555 USD và thực tế đang nhận 725 USD.
½ nhân lực ngành CNTT không nhận được lương làm thêm ngoài giờ
Theo khảo sát, có đến 59% nhân lực ngành CNTT chưa nhận được chế độ lương làm thêm ngoài giờ, hơn ¼ người tham gia khảo sát cho biết họ cảm thấy không hài lòng với việc không nhận được lương ngoài giờ này.
Top 3 các chế độ thưởng đang được áp dụng nhiều nhất tại các doanh nghiệp lần lượt là: Thưởng lương tháng 13 chiếm đến 81% ý kiến khảo sát; Thưởng Tết chiếm 40%; và Thưởng theo dự án chiếm 26%
Gần ½ nhân lực IT cho biết họ cảm thấy “tạm hài lòng” (40%) và “hoàn toàn hài lòng” (8%) với chế độ thưởng hiện tại, số còn lại cảm thấy bình thường và không hài lòng ở mức độ khác nhau. Nhóm không hài lòng chiếm 20% cho biết lý do bởi vì “Mức lương thưởng quá thấp” và “Quá ít loại thưởng”.
Thông qua báo cáo về Thị trường nhân lực ngành CNTT, Tổng giám đốc của Navigos Group nhận thấy, mức lương thưởng và chế độ lương làm thêm ngoài giờ cần được doanh nghiệp cải thiện tốt hơn nhằm đáp ứng mong đợi của người lao động.
Đối với những chuyên môn công nghệ mới, ông Gaku Echizenya cho rằng, doanh nghiệp có thể chủ động đào tạo cho những nhân tài tiềm năng nhằm giải quyết vấn đề khan hiếm, đồng thời tạo cơ hội việc làm mới cho những nhóm nhân lực có chuyên môn không còn là xu hướng.
“Ngoài ra, nhằm thu hút và giữ chân nhân tài tốt hơn, doanh nghiệp có thể cân nhắc cải thiện môi trường làm việc phù hợp với đặc thù của người làm công nghệ, định hướng sự phát triển nghề nghiệp rõ ràng cho mỗi nhân viên, đẩy mạnh hơn các hoạt động gắn kết và thương hiệu nhà tuyển dụng”, Tổng giám đốc của Navigos Group cho hay.
Trang tuyển dụng trực tuyến là kênh tìm việc phổ biến
Trang tuyển dụng trực tuyến là kênh tìm việc phổ biến của nhân lực CNTT hiện nay. Trong đó, nhóm nhân lực từ cấp bậc mới với nghề cho đến cấp Quản lý hầu hết đều chọn trang tìm việc trực tuyến là nơi tìm việc phổ biến. Đây đồng thời cũng kênh cho họ tìm việc có tỷ lệ thành công cao nhất so với những kênh khác như Trang tìm kiếm, Trang mạng lưới xã hội nghề nghiệp hay Mạng xã hội.
Khi được hỏi về ý định chuyển việc trong 6 tháng tới, có đến 60% cho biết họ có ý định chuyển việc. Nguyên nhân chính được người tham gia khảo sát cho biết lần lượt là: Muốn có mức lương cao hơn (chiếm 47%); Muốn thăng tiến (chiếm 15%) và Muốn làm mới môi trường làm việc (chiếm 10%).
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025