Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
Nhập siêu từ Hàn Quốc, Trung Quốc đã vượt 75 tỷ USD
Thế Hoàng - 30/08/2022 09:47
 
8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam nhập siêu từ 2 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc 75,2 tỷ USD, trong đó từ Trung Quốc là 47,8 tỷ USD, tăng 21,9%, Hàn Quốc 27,4 tỷ USD, tăng 30,3%.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu của cả nước 8 tháng năm 2022 tăng trưởng 17,3% so với cùng kỳ, đạt gần 250,8 tỷ USD và nhập khẩu đạt 246,84 tỷ USD, tăng 13,6%. Tính chung 8 tháng năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 3,96 tỷ USD (cùng kỳ năm trước nhập siêu 3,52 tỷ USD).

Về tổng thể xuất siêu 8 tháng gần 4 tỷ USD nhưng thâm hụt thương mại tại một số thị trường lại rất lớn.

Chỉ tính riêng nhập siêu từ 2 thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc đã vượt 75 tỷ USD. Trong đó, nhập siêu từ Trung Quốc 47,8 tỷ USD, tăng 21,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 27,4 tỷ USD, tăng 30,3%.

2 thị trường có mức nhập siêu giảm là  ASEAN 9 tỷ USD, giảm 3,3% so với cùng kỳ, nhập siêu từ Nhật Bản 320 triệu USD, giảm 74,7%.

Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam 8 tháng 2022.
Thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Việt Nam 8 tháng 2022.

Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 77,7 tỷ USD. Thị trường EU cũng ghi nhận xuất siêu lớn, đạt 21,6 tỷ USD, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm trước.

Sở dĩ thâm hụt thương mại với 2 thị trường kể trên ngày càng lớn là do các doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu để phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Việt Nam nhập khẩu nhiều mặt hàng từ thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc bao gồm: Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác; Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; Điện thoại các loại và linh kiện; Vải các loại; Sắt thép các loại; Sản phẩm từ chất dẻo; Sản phẩm từ sắt thép; Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày;

Các chuyên gia thương mại lý giải, với một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam đồng thời lại có độ mở lớn, phát triển mạnh về xuất khẩu và thu hút FDI, việc gia tăng nhập là điều dễ hiểu, nhất là với một số ngành có tỷ lệ nội địa hóa thấp như điện tử, máy vi tính, công nghiệp ô tô...

Theo đánh giá, mức thâm hụt hoặc thặng dư thương mại đối với một số thị trường, khu vực thị trường tiếp tục ở mức cao có khả năng gây ảnh hưởng trước tình hình bền vững của hoạt động xuất nhập khẩu.

Năm 2021, thặng dư thương mại với Mỹ là 81 tỷ USD, tăng 27,9% so với mức 63,4 tỷ USD năm 2020. Trong khi đó; thâm hụt thương mại với Trung Quốc năm 2021 là 53,9 tỷ USD, tăng 52,7% so với mức 35,3 tỷ USD năm 2020 và với ASEAN là 12,3 tỷ USD, tăng 66,8% so với mức 7,4 tỷ USD năm 2020, nhập siêu từ Hàn Quốc năm 2021 có giá trị 34,2 tỷ USD, tăng 23% so với năm 2020

Dự báo, nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc trong năm 2022 sẽ bỏ xa mốc 53,9 tỷ USD và 34,2 tỷ USD của năm ngoái.

Nhập siêu 1,3 tỷ USD tính đến nửa đầu tháng 6/2022
Cán cân thương mại tính đến nửa đầu tháng 6/2022 đang nghiêng về nhập siêu ở mức 1,3 tỷ USD.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư