
-
Tràn lan thực phẩm chức năng quảng cáo như thuốc chữa bệnh
-
Tin mới y tế ngày 7/4: Cải thiện chất lượng sống nhờ công nghệ phẫu thuật cột sống thần kinh mới
-
Phòng ngừa nguy cơ “dịch chồng dịch”
-
Tin mới y tế ngày 6/4: Nhiều người bệnh ung thư tử vong vì suy dinh dưỡng
-
Bộ Y tế yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025 -
Cảnh báo sự nguy hiểm của viêm màng não mô cầu
Mệt mỏi vì tự ý điều trị
Chị P.T.H. (34 tuổi, Hà Nội) cho hay, ngày 19/7 vừa qua, chị bất ngờ phải nhập viện trong tình trạng sốt cao sau nhiều ngày tự điều trị bằng thuốc cảm cúm tại nhà mà không khỏi.
![]() |
Theo các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Medlatec, thời gian qua, cơ sở đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mất sức vì tự mua thuốc điều trị cúm. |
Chị H. cho biết thêm, ngày 12/7, có những triệu chứng đầu tiên là ho, sổ mũi. Ban đầu, chị nghĩ là cảm cúm thông thường do nằm điều hòa nên đã tự điều trị bằng thuốc cúm.
Nhưng sau 6 ngày, tình trạng bệnh không giảm mà còn có thêm triệu chứng ho có đờm, chảy nước mũi liên tục. Đến ngày thứ 7, chị sốt 39 độ, người mất sức nhiều nên lập tức trong đêm đến viện khám. Sau khi test, chị có kết quả dương tính với cúm A và được yêu cầu nhập viện ngay để điều trị.
Sức khỏe của chị chưa kịp bình phục thì sau 1 ngày sau, bé N.M.K (14 tháng tuổi) là con chị H. ở nhà cũng có biểu hiện sốt, ho, nôn trớ… Lo lắng bé lây cúm A từ mẹ, cùng tình trạng li bì kéo dài, gia đình lập tức đưa bé vào viện khám. Kết quả xét nghiệm dương tính cúm A nên bệnh viện có chỉ định nhập viện gấp.
Bé K. còn nhỏ, cả ngày chỉ bám mẹ nên được bệnh viện ưu tiên cho hai mẹ con ở cùng phòng. Những ngày đầu, khi cả hai mẹ con có những triệu chứng nặng, em bé K. bám mẹ, quấy khóc cả ngày, chị luôn trong tình trạng tay vừa cắm truyền, vừa bế con. Có những lúc mẹ truyền trước, con truyền sau.
Sau hai tuần điều trị, may mắn sức khỏe của hai mẹ con chị H. đã ổn định và được xuất viện về nhà.
Không tự ý điều trị
Bác sĩ Trần Tiến Tùng, Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, bệnh cúm hay gặp, nhưng không vì thế mà người dân lơ là, chủ quan.
Đặc biệt, trong giai đoạn dịch diễn biến khó lường như hiện nay rất có nguy cơ “dịch chồng dịch” gồm cúm, sốt xuất huyết, Covid-19, thậm chí là cả bệnh đậu mùa khỉ đang gặp ở nhiều nước trên thế giới.
Bác sĩ khuyến cáo việc điều trị cúm chỉ dễ dàng và hiệu quả khi được phát hiện sớm, vì nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời bệnh này có thể để lại hậu quả khôn lường như viêm xoang, viêm tai, nặng hơn là suy đa tạng.
Do đó, khi có dấu hiệu người dân cảnh giác đi khám ngay để được chữa phát hiện kịp thời, đặc biệt bệnh nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mạn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già (> 65 tuổi), trẻ em (< 5 tuổi) và phụ nữ có thai.
Để tránh biến chứng và hậu quả khôn lường có thể xảy ra do cúm, bác sĩ Tùng lưu ý, khi có dấu hiệu của bệnh cúm người dân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám, xét nghiệm kịp thời.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu của cúm như ho, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt xì, đau họng, sốt, đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể; thì sau sốt 24h là thời điểm thích hợp nhất có thể làm xét nghiệm để biết được có bị cúm hay không.
Cũng theo chuyên gia, do cúm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên người bệnh không được uống thuốc bừa bãi, cần uống thuốc theo đơn bác sĩ hướng dẫn.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên quá lo lắng khi mắc cúm, bởi thông thường bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau vài ngày và hết hẳn các triệu chứng sau 1 - 2 tuần.
Về chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt, người dân cần bổ sung nước (vì nước giải độc cho cơ thể người bệnh, nước còn có tác dụng làm loãng dịch gây tắc nghẽn mũi và ngăn ngừa nhiễm trùng cơ thể);
Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu và nhiều dinh dưỡng (cháo, súp gà); Bổ sung thực phẩm giàu kẽm (thịt bò, tôm, hàu, sò, thịt gà, ngũ cốc, yến mạch...); Ăn các loại rau củ quả; Thêm gừng, tỏi khi chế biến đồ ăn; Ăn các loại trái cây giàu vitamin C tăng hệ miễn dịch (cam, quýt, bưởi).
Lưu ý, khi có chẩn đoán cúm A, người bệnh cần tránh đến nơi đông người để hạn chế lây lan ra cộng đồng.
Với cúm A, chuyên gia khuyến cáo tiêm vắc-xin vẫn là biện pháp ưu tiên hàng đầu, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp hiện nay.

-
Bộ Y tế yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025 -
Cảnh báo sự nguy hiểm của viêm màng não mô cầu -
Tin mới y tế ngày 5/4: Tiểu đường tuýp 1 chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em -
Giám sát chặt chẽ và đôn đốc tiến độ tiêm vắc-xin sởi -
Hà Nội công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm về an toàn thực phẩm -
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm -
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao?
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng