
-
Xuất khẩu những mặt hàng thế giới cần
-
Cầu giảm, nhưng đơn hàng sẽ trở lại
-
Giảm tốc, xuất khẩu điện thoại vẫn có triển vọng đường dài
-
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc bật tăng
-
Các thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam năm 2022 -
Năm 2023, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8 - 9%
![]() |
Nhật Bản chính thức kiểm soát IUU với thủy sản Việt Nam. |
Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad), thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa thông báo, thị trường Nhật Bản sẽ kiểm soát chặt chẽ về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (khai thác IUU) đối với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam.
Như vậy, cùng với thị trường EU, tới đây thị trường Nhật Bản cũng sẽ kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo truy xuất nguồn gốc đối với thủy sản Việt Nam.
Các lô hàng thủy sản và sản phẩm chế biến từ nguyên liệu thuộc 4 loại thủy sản là mực ống và mực nang, cá thu đao, cá thu và cá trích được khai thác nhập khẩu sau ngày 1/12 sẽ phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác hoặc xác nhận cam kết khi xuất khẩu vào Nhật Bản.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2022, Nhật Bản đã vượt Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, đạt 160,6 triệu USD, tăng 34,1% so cùng kỳ năm ngoài. Xuất khẩu thủy sản sang Nhật tăng trưởng mạnh, nhưng với quy định khắt khe về IUU đang đặt ra những thách thức lớn cho ngành thủy sản khi xuất khẩu vào thị trường này trong thời gian tới.
Lùy kế 10 tháng 2022, số liệu của Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương (VITIC), xuất khẩu thủy sản sang Nhật đạt gần 1,43 tỷ USD, tăng 32,9% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 15,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Khi Nhật Bản kiểm soát IUU thì các cơ sở chế biến thủy sản khai thác xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi về Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng trên địa bàn để xác nhận truy xuất nguồn gốc.
Các hồ sơ, tài liệu chứng nhận truy xuất nguồn gốc này phải gửi kèm theo lô hàng xuất khẩu đúng theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền, sau thời điểm Cơ chế chứng nhận khai thác của Nhật Bản (JCDS) có hiệu lực.
Doanh nghiệp của Việt Nam cần tạo mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhà nhập khẩu Nhật Bản để cập nhật và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục có liên quan trong thực hiện IUU. Đồng thời, doanh nghiệp cần nghiên cứu quy định của Việt Nam và Nhật Bản để ban hành và tổ chức thực hiện quy định nội bộ nhằm kiểm soát IUU trong toàn bộ quá trình chuỗi và đảm bảo thông tin khả năng truy xuất nguồn gốc.
Nafiqad đề nghị các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp về quy định mới của Nhật Bản và hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy định IUU.

-
Giảm tốc, xuất khẩu điện thoại vẫn có triển vọng đường dài -
Vàng được kỳ vọng tăng trong tuần mới -
Các nhà bán lẻ chèo lái qua “bão giông” -
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc bật tăng -
Các thị trường xuất siêu lớn của Việt Nam năm 2022 -
Năm 2023, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 8 - 9% -
Vàng bất ngờ giảm mạnh
-
Xây dựng thư viện lưu trữ tư liệu ngành công nghiệp khí
-
PV GAS đồng hành cùng các chương trình Mừng Đảng - Mừng Xuân
-
Công ty cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile mời thầu cung cấp dịch vụ Tổng đài CSKH
-
Ngày hội đầu tư tài chính Info Finance
-
Khai xuân tưng bừng - Rộn ràng ưu đãi cùng thẻ Lộc Việt Agribank
-
TTC AgriS (SBT): Cuộc chơi toàn cầu của Công ty nông nghiệp công nghệ cao