
-
Chính sách thuế quan mới của Mỹ và phản ứng của một số nước
-
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới
-
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới
-
Giá vàng thế giới vượt mốc 3.110 USD/ounce
-
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng thực hiện thỏa thuận về thuế quan -
Trump Organization sẽ khởi công dự án tỷ USD ở Việt Nam vào tháng 5/2025
![]() |
Đồng yên Nhật Bản thiết lập đáy mới trong 34 năm ở mức 154,45 JPY đổi 1 USD sau khi số liệu doanh số bán lẻ của Mỹ vẫn tăng trưởng cao hơn dự báo. Ảnh: Reuters |
Đồng yên thiết lập đáy mới
Sau cảnh báo của Bộ trưởng Suzuki, đồng yên tiếp tục suy yếu mặc dù trước đó đã thiết lập đáy mới trong 34 năm ở mức 154,45 JPY đổi 1 USD.
"Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ những diễn biến mới nhất", Bộ trưởng Suzuki cho biết hôm 16/4 tại Tokyo trước khi lên đường tới Washington để tham dự các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các cuộc họp tư lệnh ngành tài chính của các nước G7 và G20.
"Chúng tôi sẵn sàng thực hiện mọi biện pháp có thể để ứng phó với tình huống này nếu cần thiết", Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản khẳng định.
Lần này, Bộ trưởng Suzuki đã không đưa ra cảnh báo thực hiện hành động "táo bạo" nếu cần, một lời cảnh báo trực tiếp nhất về khả năng can thiệp vào thị trường ngoại hối mà ông từng nhấn mạnh vào tháng trước - thời điểm mà đồng yên rớt giá kỷ lục xuống gần mức 152 JPY đổi 1 USD.
Giới chức tiền tệ Nhật Bản đang gặp khó khăn khi tới Mỹ để bàn thảo chính sách với các đồng nghiệp, bởi các thỏa thuận quốc tế kêu gọi các quốc gia cho phép thị trường quyết định tỷ giá hối đoái, mặc dù họ vẫn để ngỏ khả năng hành động nếu có biến động quá mức trên thị trường.
Những can thiệp bằng lời nói mạnh mẽ hoặc hành động thực trên thị trường đang khiến Nhật Bản trở thành tâm điểm chú ý.
Bộ trưởng Suzuki cho biết ông sẽ không bình luận về việc liệu những biến động trên thị trường thời gian qua là nhanh hay quá mức. "Về những diễn biến trên thị trường ngoại hối, quan điểm của tôi giống như những gì tôi đã nói cho đến nay và tôi muốn không lặp lại điều đó", ông Suzuki nói.
Nhật Bản đã chi hơn 60 tỷ USD vào năm 2022 để can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm hỗ trợ đồng yên.
Dữ liệu mới nhất đã cho thấy triển vọng phục hồi của nền kinh tế Mỹ, một lần nữa đẩy lùi hy vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất trong những tháng tới.
Chênh lệch lãi suất và lợi suất trái phiếu của Mỹ và Nhật Bản là yếu tố chính đằng sau sự suy yếu của đồng yên, khiến các quan chức Nhật Bản khó có thể tranh luận rằng đồng yên đang không phù hợp với các nguyên tắc kinh tế cơ bản.
Động thái bất ngờ đối với nhân dân tệ
Trung Quốc bất ngờ làm suy yếu khả năng phòng vệ của đồng nhân dân tệ khi áp lực từ đồng đô la Mỹ đang trở lại và tâm lý suy giảm đã gây áp lực buộc nước này phải tuân theo lằn ranh đỏ chính sách.
Theo Bloomberg, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã bỏ nắm giữ và đặt tỷ giá tham chiếu hàng ngày thấp hơn cho đồng tiền nhân dân tệ, ngụ ý rằng nó có thể linh hoạt giảm giá cùng với các đồng tiền khác trong khu vực trong bối cảnh đồng đô la Mỹ mạnh lên.
Trung Quốc thiết lập tỷ giá tham chiếu ở mức 7,1028 CNY đổi 1 USD và cho phép dao động trong khoảng +/- 2% tỷ giá tham chiếu. Đồng nhân dân tệ hải ngoại sau đó đã trượt giá 0,3% do tỷ giá giảm.
Ông Richard Franulovich, giám đốc chiến lược ngoại hối tại Westpac Banking Corp, nhận xét: "Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đang hành động theo thực tế khi đồng đô la Mỹ tăng cao hơn và nhu cầu đồng đô la Mỹ trong nước tăng cao". "Rõ ràng là họ muốn kiểm soát và ngăn chặn động thái này, vì vậy họ đang đưa nhân dân tệ xuống thấp hơn một cách vừa phải và ổn định", ông Franulovich nói thêm.
Đồng nhân dân tệ giao dịch nội địa Trung Quốc hôm 15/4 đã chạm mức thấp nhất trong 5 tháng qua, sau khi dữ liệu lạm phát tháng 3 của Mỹ nóng trở lại và củng cố sức mạnh của đồng đô la và lợi suất trái phiếu Mỹ.
Các quan chức nước này đã cảnh giác trước áp lực của đồng nhân dân tệ có thể lan sang tài sản của Trung Quốc và hạn chế khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ, bất chấp thực tế là các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ đồng nhân dân tệ suy yếu. Bất kỳ thay đổi nào trong chiến lược ổn định tiền tệ của Bắc Kinh cũng có thể lan sang các loại tiền tệ khác trong bối cảnh đồng đô la Mỹ mạnh lên.
Ông Khoon Goh, giám đốc bộ phận nghiên cứu châu Á tại ANZ Group, nhận định: "Các nhà chức trách (Trung Quốc) đang cho phép đồng nhân dân tệ suy yếu hơn một chút". Ông Goh cho rằng, với sức mạnh đồng đô la Mỹ và lợi tức trái phiếu Mỹ tăng lên, "có khả năng các nhà chức trách hiện đã cởi mở hơn với việc đồng nhân dân tệ trượt giá nhẹ".

-
Loạt "ông lớn" của Mỹ bị ảnh hưởng khi Tổng thống Trump áp thuế -
Mỹ áp thuế quan "có đi có lại" đối với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ -
Trung Quốc tìm hướng xoa dịu căng thẳng thương mại trước thềm Mỹ công bố thuế quan mới -
Dòng vốn đầu tư tìm về các quỹ ETF châu Âu -
Vượt qua Bernard Arnault, Elon Musk lấy lại ngôi vị người giàu nhất thế giới -
Nhà Trắng: Thuế quan "có đi có lại" sẽ có hiệu lực ngay lập tức -
Lạm phát ở Eurozone giảm còn 2,2%
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort